设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【tỷ lệ kèo cúp c3】Về người thầy nghiêm cẩn mà hoàng thân, hoàng tử phải kính nể 正文

【tỷ lệ kèo cúp c3】Về người thầy nghiêm cẩn mà hoàng thân, hoàng tử phải kính nể

来源:88Point 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-12 20:39:29

Cổng chính điện Khâm Văn mà tiền thân là phủ Hoàng Tử,ềngườithầynghiêmcẩnmàhoàngthânhoàngtửphảikínhnểtỷ lệ kèo cúp c3 nhà Tập Thiện, nhà Minh Thiện, nơi học tập của các hoàng tử

 

Các vị này làm việc  ở phủ Hoàng tử, nhà Minh Thiện, nhà Tập Thiện... hoặc khi hoàng thân, hoàng tử ra riêng ở phủ đệ thì có thể đến dạy ở phủ đệ. Làm thầy dạy hoàng thân, hoàng tử rất khó vì lẽ quý thầy khó vượt tâm lý nể nang. Tuy nhiên có một vị thầy trải hai đời vua, hàm Cần Chánh điện học sĩ, chức Trưởng sử, có uy vọng, nghiêm khắc, góp phần làm cho hoàng thân, hoàng tử trở thành những người có học hạnh, vua sáng và tôi hiền ấy là thầy Lê Đại Nghĩa.

Lê Đại Nghĩa là nho sĩ ở Hải Lăng, Thuận Hóa, con nhà nghèo nhưng chăm học, làu thông kinh sử, không đi thi, chỉ làm thầy đồ hương thôn thời quân Lê-Trịnh chiếm đóng Phú Xuân (1775-1786) và vào thời Tây Sơn. Năm Tân Hợi (1791), Lê Đại Nghĩa vượt biển trốn vào Nam, đến nơi hành tại của Nguyễn Vương Phúc Ánh để yết kiến xin thu dụng. Nguyễn vương Phúc Ánh khen ông có chí khí, sớm cất vào viện Hàn Lâm giúp vương đọc sách, chế tác biểu văn từ mệnh, có khi theo vương lo việc quân. Đặc biệt, Lê Đại Nghĩa cùng các thầy giỏi như Đặng Đức Siêu giúp các hoàng tử như Nguyễn Phúc Đảm học tập rèn luyện. Tư tưởng thân dân hằng sâu trong vua Minh Mạng là do thầy Lê Đại Nghĩa .

Năm Tân Dậu (1801) sau khi tái chiếm Phú Xuân, Lê Đại Nghĩa sung làm Thị học của các hoàng tử. Chỉ vào năm Gia Long thứ 2 ra làm Ký lục Quảng Trị nhưng lại triệu hồi về kinh để chầu hầu vua Gia Long và tiếp tục giáo dưỡng các hoàng tử. Khi vua Minh Mạng lên ngôi liền thăng thầy học làm Cần Chánh điện học sĩ, sung chức Trưởng sử dạy bảo các hoàng thân, hoàng tử. Ở phủ Hoàng tử (tiền thân của Tập Thiện đường, Điện Khâm Văn), Trưởng sử  Lê Đại Nghĩa rất nghiêm nghị, các hoàng thân, hoàng tử ngỗ nghịch kiêu rông cũng phải kính sợ. Đại Nam chính biên liệt truyện chép: “Nghĩa là người nghiêm nóng thẳng thắn ít nói, ngồi yên suốt ngày, các hoàng tử thấy nghiêm phải sợ”.

Đến năm Minh Mạng thứ 2, thầy Lê Đại Nghĩa tuổi già sức yếu liền được vua thăng hàm Hữu tham tri Bộ Binh nhằm tăng bổng lộc cho người thầy kính yêu của anh em ngài và các con. Bổng lộc tăng chưa hưởng tròn năm, thầy Lê Đại Nghĩa qua đời trong niềm tiếc thương của vua Minh Mạng, hoàng tộc và đồng liêu. Vua cấp tiền tuất theo lệ Tham tri và cắt đặt quân lính đưa tang về quê. Năm Minh Mạng thứ 6, thăng thầy quá cố Binh bộ tham tri. Thiệu Trị năm thứ 2, kính nhớ thầy học đã gia tặng Lễ Bộ thượng thư. Tự Đức năm thứ 11 sắc chỉ thờ thầy Lê Đại Nghĩa ở đền Hiền Lương.

Thầy Lê Đại Nghĩa là một vị túc nho đã “ngộ” đạo trung dung và vận dụng tốt ở chốn quan trường. Thầy biết phận mình tham gia cuộc tranh bá đồ vương của vua Gia Long khá muộn. Từ năm 1791 đến khi qua đời thầy “an phận” làm thầy của các hoàng thân, hoàng tử trong cung cấm. Dẫu gần vua nhưng không tâng công, không mong cầu “tham chính” vì quyền lợi dễ làm các quan tha hóa, gây thù chuốc oán. Cùng đứng chầu hai hàng văn võ trong sân chầu Điện Thái Hòa, một số quan lớn nhỏ toát lên ánh mắt tị hiềm kèn cựa, thầy đã linh cảm về kết đắng của các đồng liêu. Thầy đã chọn “đại ẩn” ngay chốn quan trường, tránh được họa của Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, Nguyễn Gia Cát, Lê Văn Duyệt, Lê Chất, Vũ Trinh, Trần Hựu,…Các nhân vật lịch sử vừa nêu thuộc hàng nhất phẩm nhị phẩm, đại công thần, xuống ba tấc đất vẫn bị cào nấm mộ, xích mộ, tịch biên gia sản; còn thầy Lê Đại Nghĩa vẫn được các vua đời III, IV gia tặng phẩm hàm, con cháu được hưởng phúc  và được thờ ở đền Hiền Lương.

Bài, ảnh: Trần Viết Điền

热门文章

0.1032s , 7634.4765625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【tỷ lệ kèo cúp c3】Về người thầy nghiêm cẩn mà hoàng thân, hoàng tử phải kính nể,88Point  

sitemap

Top