【bd tile】Còn 3 tháng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công Cuối tháng 10/2024,ònthángđểphấnđấuhoànthànhmụctiêugiảingânvốnđầutưcôbd tile còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đến ngày 31/10/2024 là khoảng 355,6 nghìn tỷ đồng, đạt 52,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong khi cùng kỳ năm 2023 đạt 56,74%.
33 bộ, cơ quan, 22 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn trung bình cả nước.
Còn theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 495,9 nghìn tỷ đồng, bằng 64,3% kế hoạch năm và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 66,5% và tăng 24,6%).
Vì thế, tại phiên họp Chính phủ vào sáng 9/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng kỳ vọng.
Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP |
Trả lời báo chí về những giải pháp để giải ngân đầu tư công đạt 95% như mục tiêu đề ra cho cả năm 2024 tại họp báo Chính phủ vào chiều 9/11/2024, Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương cho biết, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chúng ta còn 3 tháng, trong đó có 2 tháng để thực hiện, 1 tháng để giải ngân những khối lượng đã thực hiện trong năm để có thời gian chỉnh lý, quyết toán.
Phân tích về những khó khăn của giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Thứ trưởng cho rằng cơ bản là những khó khăn, thách thức tiếp nối từ năm 2023 sang.
Trong đó, khó khăn lớn nhất trong năm 2024 là vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, đặc biệt là các công trình giao thông. Vấn đề này liên quan đến rất nhiều luật khác, đặc biệt là luật về khoáng sản, cấp phép mỏ vật liệu cũng như việc cho phép bán các vật liệu thông thường phục vụ cho các công trình.
Do vậy, Bộ KHĐT đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng, Chính phủ ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95% kế hoạch. Ảnh: HD |
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, nhóm giải pháp đầu tiên là cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị và đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành, trong đó nhấn mạnh giải pháp về đôn đốc chỉ đạo.
Tại họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, ngày 7/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 115/CĐ-TTg về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Công điện của Thủ tướng đã đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các bộ, ngành, địa phương thực hiện, phấn đấu đạt cao nhất chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công phải đạt bằng được tỷ lệ trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. |
Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập 7 Tổ công tác của Chính phủ do các Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng đi đôn đốc giải ngân.
Cùng với cơ chế là các thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương, có phân công các địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.
Theo Thứ trưởng, hai cơ chế này vẫn đang diễn ra và các thành viên cũng rất là tích cực làm việc với các địa phương.
Nhóm giải pháp tiếp theo là tổ chức triển khai thực hiện. Thứ trưởng cho hay, đây là nhóm giải pháp khá khó mà trách nhiệm chính thuộc về các bộ, ngành, địa phương.
Trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, các thủ tục giải ngân cần yêu cầu các chủ đầu tư làm sớm, làm nhanh để có thể giải ngân được lượng vốn trong kế hoạch đang còn tồn đọng.
Nhóm giải pháp thứ ba là tháo gỡ khó khăn. Ngoài khó khăn về vật liệu thông thường, còn những khó khăn khác đối với một số dự án như về mặt thủ tục, đặc biệt là các thủ tục về điều chỉnh dự án.
Giải pháp cuối cùng là phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Nhấn mạnh đến giải pháp đột phá, Thứ trưởng Bộ KHĐT cho rằng phải là thể chế. Hiện dự tháo Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án "1 luật sửa đổi 4 luật" liên quan đến đầu tư đang được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.
Nên theo Thứ trưởng, các đột phá thể chế này chưa có tác dụng ngay trong năm nay do phải chờ hiệu lực của luật. Nhưng hy vọng sau khi có hiệu lực sẽ giải quyết một số vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong quá khứ.
相关推荐
- Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- Kinh doanh thực phẩm giả, một doanh nghiệp bị xử phạt gần 190 triệu đồng
- Martin Yan phải mắt tròn, mắt dẹt
- Đi tìm người có công xây dựng “Trường đại học”thời chúa Nguyễn
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- Chứng khoán 6/2: Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào thị trường
- Mùa xuân nghĩ về thành phố văn hóa
- Công ty Chứng khoán Việt Tín bị phạt 215 triệu đồng