TP.HCM có lợi thế và đặc thù từng vùng sinh thái,ảnphẩmnôngnghiệpchủlựcchiếmngànhnôngnghiệcác trận đấu hôm qua điều kiện thổ nhưỡng để phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Năm 2017, giá trị sản xuất chung của 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực đạt 11.854 tỷ đồng, chiếm 60,9% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (19.480 tỷ đồng).
Trong đó, rau chiếm tỷ trọng trên 7% so với ngành nông nghiệp thành phố; hoa, cây cảnh chiếm tỷ trọng 5%; bò sữa (con giống, sữa) chiếm tỷ trọng 18%; heo (con giống, thịt) chiếm tỷ trọng 17%; các sản phẩm tôm nước lợ và cá cảnh chiếm tỷ trọng lần lượt là 11% và 3% so với ngành.
6 sản phẩm chủ lực trên cũng được ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, tạo sản phẩm đạt năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổng giá trị sản xuất có ứng dụng công nghệ cao đối với 6 sản phẩm chủ lực trong năm 2017 là gần 7.200 tỷ đồng.
Dự kiến đến năm 2020, giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 2.619 tỷ đồng, tăng 23,8% so với giá trị sản xuất thông thường. Đến năm 2025, giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 5.710 tỷ đồng, tăng 40% so với giá trị sản xuất thông thường. Đến năm 2030, giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 8.327 tỷ đồng, tăng 50% so với giá trị sản xuất thông thường.
Tiêu chí xác định các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp là chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố và có xu hướng phát triển ổn định. Sản phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất trên địa bàn thành phố và có khả năng cạnh tranh phát triển; phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Có khả năng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, tạo sản phẩm đạt năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. |