Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hậu Covid-19 còn gặp nhiều khó khăn,ốnđầutưtrongnướctiếptụcchảymạnhvềBìnhDươkết quả c1 2023 Bình Dương vẫn là địa chỉ hấp dẫn nhà đầu tư, trong đó có những nhà đầu tư trong nước - thành phần kinh tế cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển hiện nay.
Nhiều doanh nghiệp trong nước đầu tư máy móc công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Nhị Bình
Đất lành của nhà đầu tư
Trên hành trình phát triển, Bình Dương đã khai thác tốt tiềm năng, phát huy lợi thế để bứt phá. Theo ông Nguyễn Thanh An, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua Bình Dương luôn chủ động xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư. Nhờ vậy, Bình Dương đã thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước.
Minh chứng cho sự hỗ trợ, đồng hành dễ nhận thấy là khi các nhà đầu tư có ý định lựa chọn Bình Dương triển khai dự án, việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan thẩm quyền dễ dàng và minh bạch. Tất cả các nhà đầu tư đều cảm thấy hài lòng ngay từ giai đoạn đầu tiên. Các cơ quan chức năng ở Bình Dương đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc tham mưu, đề xuất cho tỉnh cấp phép đầu tư theo thẩm quyền, giải đáp thủ tục rất nhanh chóng, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư. Trong quá trình triển khai dự án, nếu có khó khăn phát sinh, các ngành hữu quan của tỉnh sẽ phối hợp với nhà đầu tư giải quyết kịp thời, giúp doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bình Dương đã thu hút hơn 29.700 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có 2.971 doanh nghiệp đăng ký mới và hơn 550 doanh nghiệp tăng vốn. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 69.128 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư gần 759.000 tỷ đồng. |
Cùng với đó, Bình Dương luôn quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ. Trong đó, hạ tầng về điện, giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng viễn thông, hạ tầng xã hội, các thiết chế y tế, giáo dục, văn hóa… ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh và đáp ứng yêu cầu phát triển. Hệ thống nhà ở an sinh xã hội được quan tâm triển khai nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh, giúp người lao động có thể tiếp cận, ổn định đời sống và gắn bó lâu dài với địa phương.
Một yếu tố rất thuận lợi nữa là Bình Dương có hệ thống khu, cụm công nghiệp hoàn chỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 15.000 ha, chiếm 9,5% về số lượng và 11,3% về diện tích khu công nghiệp cả nước. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp của Bình Dương đạt 93,7%.
Ông Hoàng Ngọc Yến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Nhị Bình, cho biết công ty hiện đã hoàn chỉnh đầu tư 2 giai đoạn của nhà máy tại Khu công nghiệp VSIP II mở rộng với quy mô vốn 150 tỷ đồng. Trong quá trình sản xuất, đơn vị luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh và các ngành hữu quan, công ty luôn bảo đảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hiện công ty đã có thị trường ổn định tại châu Âu, Nhật Bản.
Đóng góp quan trọng
Cùng với khu vực kinh tế FDI, khu vực kinh tế trong nước đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh hàng năm cao gấp 2 lần mức tăng trưởng chung của cả nước và gấp 1,5 lần so với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo đúng định hướng là công nghiệp - thương mại dịch vụ và nông nghiệp, trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ hiện đã chiếm đến 97,5% trong GDP. Chỉ số tăng trưởng công nghiệp IIP bình quân hàng năm gần 10%. Bình Dương đã và đang trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Việt Nam.
Đặc biệt, hệ thống doanh nghiệp trong nước tại Bình Dương còn tạo ra sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị thương mại - dịch vụ của tỉnh đã đạt hơn 166.000 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm đến 95% tổng giá trị. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 6 tháng đầu năm, khu vực có vốn đầu tư trong nước đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với việc tạo ra các giá trị sản xuất công nghiệp lớn, giá trị xuất khẩu cao, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước đã giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động của cả nước; đồng thời cùng với địa phương thực hiện tốt công tác xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…
Ông Lý Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long I, cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi có trách nhiệm thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, chăm lo tốt cho người lao động cũng như bảo vệ uy tín thương hiệu của mình. Nền kinh tế hiện nay có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực, doanh nghiệp chủ động thực hiện chiến lược tái cấu trúc, đầu tư nguồn nhân lực, tập trung đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nỗ lực phát triển để chung tay cùng Bình Dương vươn tới tầm mức cao hơn”.
Trong chặng đường phát triển sắp tới, chắc chắn Bình Dương sẽ tiếp tục phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, xứng đáng để các nhà đầu tư gửi gắm niềm tin đặt bản doanh phát triển sản xuất, kinh doanh.