【bxh ligue 1 pháp】Kiểm soát lạm phát đối mặt nhiều thách thức
Theo các chuyên gia, cần khẩn trương có các biện pháp ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, điều đó không chỉ giúp ổn định mặt bằng giá cả hàng hóa dịch vụ mà còn giúp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và đi vào thực chất.
Áp lực lên lạm phát gia tăng
Cho dù năm 2018 chưa đi qua nửa chặng đường, cùng với niềm vui về kết quả tăng trưởng kinh tế của quý I, thì mới đây, những con số liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khiến nhiều chuyên gia và cả các nhà quản lý lo lắng.
Báo cáo về CPI của tháng 5/2018 do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố mới đây cho thấy, CPI tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước, là tháng 5 có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới mức tăng cao này là do có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 1,72%. Mức tăng của nhóm này chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu trong tháng 5 với tổng mức tăng là hơn 1.000 đồng/lít, tác động làm CPI chung tăng 0,16%. Theo đó, lạm phát bình quân 5 tháng đầu năm 2018 tăng đã 3,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Với mục tiêu kiểm soát lạm phát 2018 dưới 4% thì con số này rõ ràng là rất đáng lo ngại.
Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, công tác phối hợp điều hành giá của các bộ nhịp nhàng, mang lại kết quả tích cực trong 4 tháng đầu năm, tuy nhiên, gần 2 tháng qua, kể từ khi cuộc họp quý I/2018 của Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, tình hình giá cả tăng, như giá dầu, giá thịt lợn (do hộ chăn nuôi không tái đàn vì thời gian dài thua lỗ trước đó), giá lương thực (do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng), giá gas,... cùng với các diễn biến phức tạp của thị trường thế giới đã “tạo áp lực hơn trước rất nhiều đối với nhiệm vụ điều hành giá”.
Như vậy, giá dầu thô tăng cao tác động làm tăng giá xăng dầu trong nước là nguyên nhân chính làm tăng CPI của tháng 5, đây cũng là nhân tố tiềm ẩn dự báo tác động lên lạm phát trong thời gian tới. Tuy nhiên, không chỉ diễn biến phức tạp của giá dầu thế giới do tình hình bất ổn chính trị ở một số nước trong khối OPEC có thể dẫn đến ảnh hưởng của giá xăng dầu trong nước, nhiều giá cả của các dịch vụ, hàng hóa khác đã, đang và sẽ tăng sẽ tiếp tục là thách thức cho việc kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, một số thách thức từ các chính sách mới sắp thực thi có thể sẽ làm gia tăng mức lạm phát. Cụ thể như, quyết định lương tối thiểu vùng năm 2018 sẽ tăng thêm 6,5%, bằng một nửa so với mức đề xuất ban đầu là 13,3%; việc điều chỉnh giá điện bình quân áp dụng từ 1/12/2017 với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh, tăng gần 100 đồng/kWh so với mức giá hiện hành áp dụng sẽ tác động tới mặt bằng giá cả trong năm tới. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc quỹ Bảo hiểm y tế tại 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc điều chỉnh mức lương cơ sở trong tính toán giá dịch vụ y tế và việc tăng giá nhóm dịch vụ giáo dục cũng sẽ tác động vào CPI. Bên cạnh đó, giá điện tăng 6,08% từ 1/12/2017 dự kiến sẽ tác động trực tiếp làm tăng CPI năm 2018 và sẽ tác động gián tiếp tới giá thành các mặt hàng khác sử dụng điện là chi phí đầu vào.
Với những dự báo về khả năng tác động của nhiều yếu tố giá cả hàng hóa tới lạm phát, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đã đưa ra hai kịch bản lạm phát của năm 2018, theo đó, nếu GDP tăng 6,83% thì lạm phát duy trì ở mức 4,5%, và nếu GDP đạt khoảng 7,02% thì lạm phát trung bình có thể ở mức 4,8%.
Quyết tâm kiểm soát lạm phát
Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, với mức tăng CPI từ đầu năm và đặc biệt của tháng 5 vừa qua, có thể thấy sẽ khó thực hiện được mục tiêu định ra cho cả năm, vì giá cả thị trường thế giới vẫn đang có xu hướng tăng như giá dầu thô, chưa kể cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung và rộng ra là với các nước khác sẽ làm cho giá một số mặt hàng nguyên liệu thiết bị quan trọng tăng theo. Ở trong nước, giá điện và các dịch vụ y tế giáo dục cùng một số mặt hàng nông sản như thịt lợn vẫn có thể tăng, tỷ giá USD/VNĐ biến động theo chiều hướng tăng... có thể tác động đến giá nói chung.
Trong tình hình và bối cảnh đó, việc kiểm soát lạm phát phải rất được coi trọng để tránh những đột biến, nhằm giữ vững ổn định vĩ mô. Đồng thời thực hiện đầu tư có hiệu quả, không chạy theo thành tích tăng trưởng không hợp lý dẫn đến làm mất ổn định, tức là cần kiểm soát chặt chẽ cung tiền, tập trung hơn cho nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả trong mọi hoạt động.
Vấn đề lo ngại về lạm phát tăng cao thực tế không phải đến thời điểm này mới được nhắc tới, mà ngay từ tháng 3, trước tình trạng CPI của hai tháng đầu năm tăng tốc, Chính phủ cũng đã có những cảnh báo và đề ra những biện pháp nhằm kiểm soát vấn đề này. Tại thời điểm đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, khó khăn, thách thức trong việc kiểm soát lạm phát năm 2018 là rất lớn trong bối cảnh xu hướng tăng lãi suất, giá dầu thô và các hàng hóa cơ bản trên thế giới. Trong nước, chúng ta cần thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, dịch vụ giáo dục, y tế và cũng phải trung hòa một lượng ngoại tệ lớn đang rót vào nền kinh tế trong điều kiện không gian chính sách hạn hẹp, tâm lý kỳ vọng lạm phát còn lớn.
Dưới góc nhìn lạc quan hơn, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế, Tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, lạm phát cơ bản trong tháng 5 chỉ ở mức 0,11%, thấp hơn rất nhiều mức tăng CPI chung là 0,55%. Điều này cho thấy, tổng cầu chưa có gì đột biến và việc CPI tăng mạnh trong tháng 5 có tác động của một số yếu tố mang tính nhất thời. Chẳng hạn, giá dầu tăng trong 3 tuần đầu tháng 5 đã khiến lạm phát tổng thể cao hơn, nhưng trong mấy ngày qua, giá dầu lại đang giảm mạnh. Và yếu tố này sẽ có tác động kìm hãm đà tăng của CPI trong tháng 6 tới.
Về các giải pháp kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết cần bình tĩnh để xử lý, bảo đảm đúng chỉ tiêu pháp lệnh CPI cả năm 2018 tăng dưới 4%. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ giữ ổn định mức giá đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý, tiếp tục rà soát để đẩy nhanh giảm giá đối với các mặt hàng có khả năng giảm (thuốc chữa bệnh, vật tư y tế); tiếp tục rà soát các trạm BOT đã quyết toán để giảm giá phí dịch vụ đường bộ. Đối với các mặt hàng đã thực hiện cơ chế giá theo cơ chế, thị trường, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước hài hoà, sử dụng hợp lý Quỹ bình ổn với liều lượng thích hợp, tạo dư địa thuận lợi cho kiểm soát mặt bằng giá cả năm. Đồng thời, đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo điều hành giá tập trung tìm giải pháp điều hành, ứng phó với các biến động từ bên ngoài tới giá cả trong nước. Với việc thực hiện tốt các biện pháp trên, Phó Thủ tướng cho rằng, hoàn toàn có khả năng kiểm soát CPI dưới mức 4% của năm 2018.
Đồng tình với việc cần tính toán để giãn, lùi thời gian điều chỉnh lộ trình giá thị trường đối với một số mặt hàng do Nhà nước còn quyết định giá vào thời điểm thích hợp, để tránh cộng hưởng lan tỏa tăng giá mặt bằng chung, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, Nhà nước phải tiếp tục hỗ trợ DN để DN giảm áp lực tăng giá bằng việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, cắt bỏ điều kiện kinh doanh, cắt bỏ các khoản thu nhằm giảm chi phí cho DN.
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế, Tài chính, Học viện Tài chính: Mục tiêu kiềm chế lạm phát là khả thi. Giá dầu tăng rồi lại giảm. Với giá thực phẩm cũng vậy, nếu nó tăng mạnh, thì sau một thời gian ngắn nguồn cung sẽ tăng theo và lại kéo giá xuống. Khi tổng cầu trong nước không quá mạnh như trong giai đoạn 2006 - 2011, giá thực phẩm sẽ khó tăng mạnh đến mức đột biến. Giá dầu thế giới cũng sẽ khó tăng liên tục khi nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ vẫn đang rất dồi dào”. |
下一篇:Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
相关文章:
- Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- Soi kèo góc APOEL Nicosia vs Slovan Bratislava, 00h00 ngày 14/8
- Soi kèo góc MU vs Liverpool, 22h00 ngày 1/9
- Soi kèo góc Valladolid vs Leganes, 0h00 ngày 29/8
- Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- Soi kèo góc Wolfsburg vs Bayern Munich, 20h30 ngày 25/8
- Soi kèo góc Bournemouth vs Newcastle, 20h00 ngày 25/8
- Soi kèo góc Nottingham vs Bournemouth, 21h00 ngày 17/8
- 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- Soi kèo phạt góc Bilbao vs Valencia, 0h00 ngày 29/8
相关推荐:
- Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- Soi kèo góc Pháp vs Italia, 1h45 ngày 7/9
- Soi kèo góc Slavia Praha vs Lille, 2h00 ngày 29/8
- Soi kèo phạt góc Rayo Vallecano vs Barcelona, 2h30 ngày 28/8
- Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- Soi kèo góc Newcastle vs Southampton, 21h00 ngày 17/8
- Soi kèo góc Petrocub vs Ludogorets Razgrad, 00h00 ngày 30/8
- Soi kèo góc Consadole Sapporo vs Sagan Tosu, 17h30 ngày 16/8: Tin vào đội khách
- Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- Soi kèo góc Ferencvarosi vs Midtjylland, 1h00 ngày 14/8
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- 1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6