Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu Hà Nội: Cần chính sách để công nghiệp hỗ trợ ‘cất cánh’ Công nghiệp hỗ trợ nỗ lực ‘lấp khoảng trống’ hàng chục tỷ USD |
Doanh nghiệp vẫn khó khăn trong tìm nhà cung ứng trong nước
Được thành lập từ năm 2009,àNộiKếtnốinhằmhỗtrợdoanhnghiệpngànhcôngnghiệphỗtrợbứtpháinter vs fiorentina Công ty CP thiết bị điện MBT (điểm công nghiệp Sông Cùng, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng) với các sản phẩm trọng tâm là các loại máy biến áp, tủ điện trung thế, ông Trần Văn Nam - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP thiết bị điện MBT – chia sẻ, trung bình hàng năm doanh thu của công ty đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, đóng góp ngân sách thuế địa phương và duy trì tốt đời sống an sinh cán bộ công nhân viên.
Phân xưởng sản xuất tại Công ty CP thiết bị điện MBT |
Tuy nhiên, khoảng 3 năm gần đây doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do đầu ra sản phẩm gặp khó. Nguyên nhân do những đầu tư mới của các doanh nghiệp bị hạn chế, trong khi đó, từ đầu tư nước ngoài cho đến vốn đầu tư trong nước của tư nhân, của nhà nước đều giảm. Những việc này dẫn đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Giảm cả về sản lượng và doanh số.
Bên cạnh những khó khăn về đơn hàng, về thị trường, doanh nghiệp cũng đối diện với nhiều khó khăn do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Ông Trần Văn Nam cho hay, xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của MBT, hiện nay hầu hết nguyên vật liệu đầu vào cho tới máy móc thiết bị của MBT có loại giá thành lên tới chục triệu USD, tất cả đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên nhân do, chất lượng các sản phẩm, máy móc trong nước còn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Do sản phẩm mang tính chính xác cao, đảm bảo nhu cầu cho đối tác đặt hàng MBT về sự an toàn tuyệt đối trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng điện. Thực hiện đúng tiêu chí “chất lượng dưỡng niềm tin” mang tính chất sống còn của MBT.
Về vấn đề này, ông Lê Lam – Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất MBT – chia sẻ, về nguyên liệu, gần như 100%, doanh nghiệp phải nhập khẩu ở thị trường nước ngoài. Chúng tôi cũng liên hệ với các nhà cũng cấp trong nước, nhưng chất lượng không đáp ứng. Nguyên nhân có thể do chúng tôi chưa tìm được đúng nhà cung cấp. Và cũng có thể, do doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vốn ngắn nên đầu tư thấp, vì vậy, chất lượng không đạt và thua nhà cung cấp nước ngoài.
Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều khi nguyên liệu phải 2 - 3 tháng mới về trong khi đó, thời hạn giao hàng của doanh nghiệp cận kề, đôi khi, doanh nghiệp buộc phải xin hoãn, gia hạn thời gian giao hàng.
Không chỉ khó khăn về đầu vào. Ở đầu ra, doanh nghiệp cũng vướng không kém. Khẳng định vấn đề chất lượng sản phẩm không thua kém các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, ông Lê Lam cho hay, hiện đầu ra của sản phẩm phải qua khâu trung gian chứ không bán trực tiếp được cho các doanh nghiệp cuối.
“Thiết bị của chúng tôi không bán thẳng đến tay người tiêu dùng mà còn qua tay nhiều người rồi mới đến người tiêu dùng cuối cùng. Điều này cũng dẫn đến việc, các khách hàng cuối cùng cũng không hiểu được thực chất của doanh nghiệp là như thế nào. Rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bán máy biến thế, chất lượng kém Việt Nam nhưng họ vẫn bán được, trong khi doanh nghiệp trong nước chất lượng tốt lại không bán được. Liệu chăng chính các doanh nghiệp trong nước chưa tin tưởng các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là những khó khăn mà doanh nghiệp vẫn đang vướng", ông Lê Lam chia sẻ.
Và “bà mối” HANSIBA
Theo các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, mặc dù thời gian qua ngành công nghiệp hỗ trợ của nước ta đã được các cấp ngành Trung ương và chính quyền Thủ đô Hà Nội rất quan tâm, xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách để phát triển, trong đó có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ như MBT. Nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải đẩy mạnh sự quan tâm về vấn đề xây dựng những chính sách cụ thể, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Với nhu cầu mở rộng các quan hệ trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đất nước Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ông Lê Lam mong muốn Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) hỗ trợ nhiều hơn cho cộng đồng doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung, MBT nói riêng về thông tin của doanh nghiệp đến đối tác bạn hàng về chất lượng sản phẩm; kết nối với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào; nguồn lao động chất lượng. “Trong tương lai, doanh nghiệp cũng hướng đến thị trường xuất khẩu. Khi đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Chúng tôi mong phía HANSIBAkết nối cũng như hỗ trợ doanh nghiệp việc này”,ông Lê Lam kiến nghị.
Là thành viên chính thức của HANSIBA, đại diện MBT cũng bày tỏ kỳ vọng sẽ được gặp gỡ, kết nối với các doanh nghiệp khác trong Hiệp hội để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, quản trị Công ty đồng thời có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và chung tay phát triển cho ngành công nghiệp hỗ trợ Thủ đô nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ngày 10/3/2023 đoàn công tác đại diện Ban lãnh đạo và Ban điều hành HANSIBA do Phó Chủ tịch Hiệp hội ông Nguyễn Vân làm trưởng đoàn tiếp tục triển khai chương trình thăm, làm việc tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở của các Đơn vị Hội viên trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. |
Trước những kiến nghị từ phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Vẫn - Phó Chủ tịch Hiệp hội HANSIBA - cho hay, công tác phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp Hội viên trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh là một trong những mục tiêu trọng tâm của HANSIBA.
Về việc tìm nhà cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, HANSIBA đã và đang triển khai. Tuy nhiên, việc này không chỉ của riêng HANSIBA mà là của cộng đồng doanh nghiệp trong HANSIBA. Phải cùng nhau “hợp sức” để cùng làm.
“Các thành viên trong HANSIBA, có những doanh nghiệplàm ốc vít, có những doanh nghiệp làm quạt phục vụ cho làm máy biến thế. Vấn đề là chúng ta chưa gặp được nhau thôi”, ông Nguyễn Vân chia sẻ và cho biết, sau những cuộc đi thực tế, nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của các doanh nghiệp, HANSIBA sẽ về triển khai kết nối, giúp cung và cầu có thể gặp được nhau.
Về nguồn nhân lực, HANSIBA sẽ làm việc trực tiếp với các trường đại học. Tuy nhiên, hiện các trường đại học có các chương trình đào tạo đặt hàng, các ngày hội việc làm, do đó, đề nghị các doanh nghiệp cũng tham gia các sự kiện này để có thể được nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực, một thành viên khác của HANSIBA - ông Ninh Việt Tú – CEO Công ty Cổ phần xây lắp và bảo dưỡng cơ điện VNK (Phố Đê La Thành, quận Đống Đa) – cho hay, niềm đam mê lớn nhất của ông là được đào tạo và phát triển năng lực bản thân cho người lao động. Trở thành thành viên của HANSIBA, ông Ninh Việt Tú bày tỏ nguyện vọng được đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp trong Hiệp hội miễn phí, từ đó góp phần cùng phát triển cho công nghiệp hỗ trợ tại Thủ đô.
“Câu nói muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, ông Nguyễn Vân cũng kỳ vọng cộng đồng doanh nghiệp sẽ cùng nhau “nắm tay” và với “bà mối” là HANSIBA để cùng nhau hợp sức đưa ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội “cất cánh” với đích đến cuối cùng là sự tăng trưởng về mặt giá trị của doanh nghiệp cũng như tăng trưởng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
“Bên cạnh việc đến tận doanh nghiệp để cùng nhau làm việc, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của các doanh nghiệp Hội viên của HANSIBA để đưa ra những giải pháp kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HANSIBA đang tổ chức thực hiện cuộc “Khảo sát nhu cầu Hội viên” bằng hình thức online. Theo kế hoạch, trong quý III/2023 sẽ hoàn thành việc tổ chức thực hiện. Từ những dữ liệu cụ thể của từng doanh nghiệp thành viên, từ đó có những hình thức hỗ trợ kết nối trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh”, ông Nguyễn Vân cho biết thêm.