【7m tỷ lệ bóng đá châu á】PVN lên "phác đồ điều trị" cho các dự án kém hiệu quả
Hoàn thiện phương án xử lý
Năm 2017,ênampquotphácđồđiềutrịampquotchocácdựánkémhiệuquả7m tỷ lệ bóng đá châu á Bộ Công Thương đặt ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là phải “hoàn thiện” phương án xử lý 5 dự án chưa hiệu quả là Dự án Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTEX); Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất; Dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất.
Có thể thấy đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với PVN bởi bên cạnh các yếu tố khách quan như nền kinh tế còn khó khăn, giá dầu sụt giảm kéo dài, thị trường xơ sợi, nhiên liệu sinh học kém hấp dẫn nhà đầu tư... thì còn có không ít khó khăn, vướng mắc về mặt cơ chế, đặc biệt là các vấn đề về cơ chế tài chính và thuế nhập khẩu.
Xuất phát từ thực tế trên, thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, Chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ngày 7/7, PVN đã họp bàn giải pháp, tìm hướng tháo gỡ các vướng mắc, xử lý các dự án chưa hiệu quả của Tập đoàn.
Tại cuộc họp, PVN đã thành lập ra các Tổ công tác chuyên trách xử lý từng dự án chưa hiệu quả, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị tham gia Tổ công tác. Sau 2 tháng vào cuộc quyết liệt, trên tinh thần định hướng của Chính phủ, Bộ Công Thương, công tác rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng và lên “phác đồ điều trị” cho các dự án chưa hiệu quả đã hoàn thành.
Theo đó, với Dự án Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTex), ngày 25/7/2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã báo cáo Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương về phương án hợp tác với đối tác nước ngoài để cùng sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, các Cổ đông của PVTex đang chờ quyết định của Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương để triển khai thực hiện phương án. Trong thời gian chờ quyết định của Ban chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, PVN đã chỉ đạo người đại diện phần vốn tại PVTEX quyết liệt triển khai các công việc chuẩn bị khởi động lại Nhà máy.
Đơn cử, PVN/PVTEX đã làm việc với Vinatex về công tác hợp tác trong giai đoạn tới. Để triển khai chi tiết, bắt đầu từ ngày 6/9/2017, đại diện PVN/PVTEX sẽ khảo sát và tiếp xúc với các đối tác tiêu thụ sản phẩm tiềm năng để triển khai công tác thị trường, theo kế hoạch, công tác khảo sát, tiếp xúc sẽ kết thúc trước ngày 15/9/2017...
Với Dự án nhiên liệu sinh học Dung Quất (BSR-BF), sau khi tiến hành khảo sát thực tế tại các Nhà máy ethanol Tùng Lâm, Tinh bột mỳ Tây Ninh, ngày 25/8/2017, chủ đầu tư BSR-BF đang triển khai công tác đào đất xây hồ cigar để xử lý triệt để vấn đề nước thải. Đồng thời, BSR-BF và các cổ đông đã lập đầu bài mời nhà đầu tư tham gia hợp tác kinh doanh vận hành Nhà máy; đã phát hành thư mời hợp tác vận hành sản xuất kinh doanh. Hiện nay có 3 nhà đầu tư đang quan tâm là Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp Tín Thành, Công ty TNHH Tùng Lâm và Công ty CP Xuất nhập khẩu tạp phẩm (Tocontap). Theo kế hoạch, các Nhà đầu tư nhận hồ sơ ngày 5/9/2017.
Với Dự án nhiên liệu sinh học Bình Phước (OBF), Tổ công tác chuyên trách của PVN về Dự án nhiên liệu sinh học Bình Phước cùng PVOil đã trực tiếp khảo sát tại nhà máy và làm việc với Chủ đầu tư OBF và cổ đông Toyo (Thái Lan), Licogi 16.
Ngày 24/8/2017, các cổ đông của OBF (PVOil, Toyo, Licogi 16) đã tổ chức họp hội đồng thành viên mở rộng của OBF có mời Công ty Tùng Lâm tham dự để xem xét, đánh giá phương án vận hành lại Nhà máy. Tại cuộc họp, đại diện các cổ đông đã nhất trí Phương án vận hành lại Nhà máy Ethanol Bình Phước.
Một số cổ đông như Toyo, Licogi 16... xác nhận sẽ làm các thủ tục cần thiết để tiếp tục góp vốn để OBF có kinh phí sửa chữa, cải hoán kỹ thuật nhằm đưa Nhà máy vào vận hành; trong năm 2018, PVOil và các cổ đông khác sẽ chịu trách nhiệm thu xếp vốn lưu động phục vụ sản xuất cho OBF, tương đương tối đa 91,346 tỷ đồng bằng cách ứng trước tiền mua sản phẩm E100 của OBF và/hoặc làm việc với nhà cung cấp để ứng trước nguyên liệu sắn lát đáp ứng yêu cầu sản xuất...
Quyết tâm xử lý dứt điểm
Với Dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ (PVB), Tổ công tác chuyên trách của Tập đoàn đã đi khảo sát công trường Dự án và làm việc với Chủ đầu tư PVB và nhà thầu để kiểm tra thực trạng tình hình Dự án. Ngày 27/7/2017, Hội đồng quản trị PVB đã tổ chức họp, theo đó các thành viên HĐQT của PVB đang xin rút và ủy quyền cho PVOil là cổ đông lớn điều hành PVB.
Hiện đang có 2 nhóm nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư Thái Sơn và Công ty Mepcom Offshore and Marine Pte, Ltd là công ty con của Tập đoàn MEPCOM (Singapore) quan tâm tới dự án. Đáng chú ý, Công ty Mepcom Offshore and Marine Pte đề xuất hợp tác theo hướng Mepcom và đối tác chiến lược sẽ mua lại cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại PVB để cung cấp vốn theo mô hình Xây dựng-Sở hữu-Vận hành (BOO). Ngoại trừ PVOil vẫn duy trì vốn góp và sẽ là cổ đông cùng với Mepcom và đối tác chiến lược tại Dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ.
Song song với đó, PVOil cũng đã triển khai công tác thẩm định giá trị doanh nghiệp/phần vốn góp, xây dựng phương án thoái vốn, đến nay đã có kết quả thẩm định giá sơ bộ. Trong thời gian tới, PVN/PVOil sẽ tiếp tục trao đổi, cung cấp thông tin Dự án cho đối tác Thái Sơn, Mepcom để xây dựng phương án hợp tác đầu tư, cũng như tìm kiếm, làm việc với các đối tác khác; đồng thời PVOil tiếp tục triển khai công tác định giá tài sản, xây dựng phương án thoái vốn.
Với Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất (DQS), ngày 25/7/2017, PVN đã có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Bộ Công thương về phương án xử lý các khó khăn đối với công ty TNHH MTV CNTT Dung Quất.
Tại văn bản trên, PVN đưa ra 3 kiến nghị là cho phép Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bán DN theo hành lang quy định của Nghị định 128/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trường hợp bán không thành công sẽ triển khai ngay phương án phá sản đấu giá tài sản; Ủy quyền cho Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến quá trình triển khai thực hiện phương án được duyệt; Có cơ chế giao cho DQS thực hiện các công việc phù hợp với chức năng/nhiệm vụ của DQS khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhu cầu, để đảm bảo đời sống, việc làm và ổn định tư tưởng, tâm lý cho cán bộ, công nhân viên chức của DQS. Hiện những kiến nghị này của Tập đoàn đang chờ ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, PVN cũng đang quyết liệt triển khai việc quyết toán hợp đồng tàu 104.000 DWT; xử lý các tài sản không cần dùng, chờ thanh lý theo quy định để có nguồn trả nợ và phục vụ sản xuất kinh doanh và giảm bớt chi phí khấu hao...
Như vậy, với các phương án đang được triển khai, PVN tập trung thực hiện quyết liệt để xử lý dứt điểm các dự án yếu kém (xơ sợi Đình Vũ, 3 dự án nhiên liệu sinh học, đóng tàu Dung Quất) theo đúng tinh thần kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, của Bộ Công Thương.
Theo Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn, PVN đang quyết liệt triển khai các chỉ đạo của Chính phủ. Với các dự án ethanol, Tập đoàn đã có phương án để chạy lại và quyết tâm đến ngày 1/1/2018 sẽ có sản phẩm. Tại thời điểm 1/1/2018, với các chính sách nhà nước quy định về việc đưa xăng E5 vào tiêu thụ là điều kiện thuận lợi để Tập đoàn triển khai việc chạy lại các dự án. PVN cũng đang có các đối tác cam kết đi cùng với Tập đoàn để có sản phẩm vào ngày 1/1/2018.
Riêng với ethanol Phú Thọ, do đây là dự án dang dở nên với định hướng của Chính phủ là tìm cách chuyển nhượng cổ phần hoặc bán tài sản thì PVN đã tìm thấy một số đối tác tiềm năng và PVN đang triển khai theo hướng định giá để bán tài sản đó.
相关推荐
- Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- Bình Phước: Dự kiến ngày 19
- Đầu năm và câu chuyện tâm linh
- Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Phước tổ chức Đại lễ Phật đản
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- Thành bậc lan can thời Lý
- Mẹ sợ tuổi già
- Du lịch dịp Tết: Tour nước ngoài chiếm ưu thế