Năm 2018 khép lại với nhiều thời cơ và thách thức,ạolngimớichonềnkinhtếphttriểkqbd hertha berlin nhưng tỉnh Hậu Giang đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đó là nhờ tinh thần đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày càng phát triển, đời sống người dân từng bước nâng lên.
Ông Lê Tiến Châu (thứ 2 từ phải sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp ông Park Sang Gyu, Chủ tịch Tập đoàn GeumSan, Hàn Quốc.
Điều đó, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2018 của tỉnh đạt 6,93%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây; trong đó, khu vực I mặc dù ảnh hưởng từ thời tiết, thị trường nhưng do có sự chủ động ứng phó và thực hiện các giải pháp đồng bộ tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên tiếp tục đà tăng trưởng đạt 2,23%; khu vực II tăng trưởng cao nhất đạt 14,05%, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng tới 15,93%; khu vực III duy trì tăng trưởng, đạt 6,39%; GRDP bình quân đầu người đạt 38,32 triệu đồng/người/năm, tăng bình quân 8,82% so với cùng kỳ.
Kinh tế trên đà phát triển
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, trước tình hình nông nghiệp tăng trưởng âm năm 2016, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo xây dựng các giải pháp phát triển nông nghiệp gắn với triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các đề án trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại kết quả quan trọng. Đến nay, nông nghiệp có bước phát triển khá tốt, theo hướng giảm tỷ trọng, tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa. Trong đó, tỉnh đã tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp, đổi mới phương thức canh tác, chú trọng đầu tư, nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nâng cao chuỗi giá trị các ngành, nhất là mặt hàng lúa gạo. Đến nay, đã hình thành một số mô hình kinh tế liên kết theo chuỗi giá trị, từ đó năng suất, chất lượng các loại cây trồng chủ lực đều tăng hàng năm.
Ông Lê Tiến Châu (thứ 2 từ trái sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, tham quan mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn huyện Châu Thành A.
Để phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh cũng đã tổ chức Diễn đàn kinh tế xanh năm 2018. Qua đây đã có nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết. Nhưng để đạt được mục tiêu kỳ vọng là xây dựng thành công một Hậu Giang phát triển kinh tế xanh trên nền tảng logictics và trở thành trung tâm nông nghiệp của khu vực, tỉnh Hậu Giang mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương và sự hợp tác, liên kết của các địa phương, các tổ chức, cơ quan, nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hy vọng tới đây sẽ có thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ hơn nữa cho tỉnh Hậu Giang, có thêm các chuỗi giá trị cho từng loại mặt hàng nông sản của tỉnh được hình thành và phát triển trong tương lai gần.
Trong công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp cũng được quan tâm thực hiện, với nhiều chỉ đạo cụ thể, quyết liệt nên đạt kết quả tích cực. Khi năm qua toàn tỉnh có 830 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký 2.800 tỉ đồng, tăng 6,5% về số lượng doanh nghiệp và tăng 3,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Đưa tổng số từ trước đến nay đã cấp 4.545 doanh nghiệp, tổng vốn trên 45.500 tỉ đồng. Năm qua, tỉnh cũng tổ chức nhiều đoàn xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để kêu gọi nhà đầu tư đến thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cam kết là sẽ tạo hành lang pháp lý, các thủ tục, điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại địa phương.
Ông Lê Tiến Châu (thứ 2 từ trái sang) Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham quan mô hình trồng nấm rơm trong nhà của người dân xã Long Phú, thị xã Long Mỹ.
Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp, xem doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, xây dựng cầu nối giữa chính quyền và doanh nghiệp thân thiện. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế, đẩy nhanh tiến độ và sớm đưa các dự án đầu tư vào hoạt động, nhất là các dự án ở khu, cụm công nghiệp, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các công trình trọng điểm đầu tư công. Từ đó nhà đầu tư đến Hậu Giang ngày càng tăng, từng bước lấp đầy diện tích đất tại các khu, cụm công nghiệp, dân cư thương mại. Các hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục theo đà tăng trưởng.
Cùng với đó, Hậu Giang tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tái cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là tăng cường mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa công tác cải cách hành chính, nhất là nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Xác định doanh nghiệp là động lực quan trọng quyết định sự phát triển của tỉnh nhà. Đây là các giải pháp được nhấn mạnh hàng đầu để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ 2015-2020 nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Hậu Giang.
Phấn khởi trước những kết quả tích cực của năm 2018, tuy nhiên cũng cần thẳng thắn nhìn nhận lại những vấn đề chưa được như ý muốn là một số chỉ tiêu chủ yếu của năm qua tuy đạt kế hoạch năm nhưng còn xa so với chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ, cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; chuyển tịch cơ cấu kinh tế; thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia... Cơ sở hạ tầng của tỉnh còn thiếu đồng bộ. Kết quả thu hút đầu tư doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực tỉnh có thế mạnh như chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp... còn chưa đáp ứng kỳ vọng. Chất lượng dịch vụ chậm được cải thiện; lĩnh vực du lịch phát triển chậm; vấn đề vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn diễn ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng...
Còn nhiều thách thức
Trên cơ sở sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2019, là “Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh thu hút đầu tư và cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2018. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững quốc phòng - an ninh, phòng chống tham nhũng, lãng phí”.
Ông Lê Tiến Châu (thứ 2 từ trái sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khảo sát mô hình cánh đồng lúa khép kín tại xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp.
Các chỉ tiêu của năm 2019 về cơ bản sẽ cao hơn so với năm 2018. Trong đó, một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế đề ra rất cao như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tăng 7,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 42,3 triệu đồng/người, tương đương 1.839 USD, tăng 10,36% so cùng kỳ... Điều này dựa trên những tín hiệu tích cực trong phát triển kinh tế của tỉnh thời gian qua, đồng thời thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh trong việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, theo đúng chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị sơ kết việc triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ vừa qua.
Để thực hiện mục tiêu đầy thách thức nêu trên, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các sở, ngành và địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính, nhất là công tác giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ người dân và doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận đất đai. Tập trung hoàn thiện các thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là thu hút đầu tư, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đào tạo nghề cho lao động, tạo việc làm, an sinh xã hội và thu hút nhân tài.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, trên cơ sở đảm bảo sản lượng lương thực, tăng thu nhập cho nông dân. Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn để có điều kiện ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho các cây trồng, vật nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản; ưu tiên phát triển các cây trồng và vật nuôi có quy mô xuất khẩu tương đối lớn và thị trường ổn định. Nâng tỷ trọng và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Muốn vậy, phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học và công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch nông - lâm - thủy, hải sản để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của hàng nông sản, thông qua quy hoạch và chính sách phù hợp, kết hợp lợi ích và mô hình tối ưu để giải quyết quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp.
Ông Lê Tiến Châu (thứ 3, hàng đầu từ phải sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham quan mô hình trái cây tại Lễ công bố xã NTM Bình Thành, huyện Phụng Hiệp.
Tăng cường kêu gọi đầu tư, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ, nhất là mạng lưới chợ, các dịch vụ vận chuyển, thông tin, logistics… Kết hợp giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, tạo thành mạng lưới phân phối hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đến tận vùng sâu.
Ưu tiên nguồn lực để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và cuộc sống của người dân; phát triển công nghiệp - xây dựng, nâng cao hiệu quả đầu tư công; đẩy mạnh xã hội hóa trong tất cả các lĩnh vực mà Nhà nước không nhất thiết phải đầu tư. Tập trung làm tốt công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, nhất là tập trung vào các lĩnh vực tỉnh có thế mạnh như: sản xuất, chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp, năng lượng tái tạo...; tăng cường việc mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đẩy mạnh cơ chế liên kết vùng để bổ trợ cho nhau trong phát triển.
Hy vọng rằng, thời gian tới, hình ảnh quê hương, con người và nông sản của Hậu Giang lại một lần nữa ghi dấu ấn tích cực và lan tỏa trên mọi miền của đất nước và các nước trên thế giới. Để làm được điều này, UBND tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh hãy cùng nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy những thành tựu đã đạt được qua 15 năm phát triển, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của tỉnh; tranh thủ tối đa thời cơ, ra sức vượt qua khó khăn, thách thức để xây dựng tỉnh Hậu Giang không chỉ là nơi hội tụ của những tấm lòng mà còn là trung tâm nông sản của khu vực, nơi hội tụ của những nhà đầu tư tiềm năng, tâm huyết, có tầm nhìn, nơi xuất hiện những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội và là nơi nụ cười hạnh phúc luôn trên môi mỗi người dân...
Nhiệm vụ trước mắt năm 2019 và thời gian còn lại của nhiệm kỳ là hết sức nặng nề. Năm mới sắp về, mang theo những điều tốt đẹp, với quyết tâm mới, động lực mới, mong rằng mỗi người Hậu Giang chúng ta hãy phát huy truyền thống quê hương, đoàn kết, nghĩa tình, thủy chung, năng động, mỗi người cùng cố gắng hoàn thành tốt việc làm của mình, chúng ta cùng chung tay xây dựng quê hương Hậu Giang giàu đẹp hơn, mọi người, mọi gia đình đều hạnh phúc, ấm no...
LÊ TIẾN CHÂU
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang