发布时间:2025-01-10 11:06:09 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Tiếng vang “Phú Riềng Đỏ” đã góp phần thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam lên một bước phát triển mới. Nối tiếp truyền thống cách mạng kiên cường,ầnnbspPhuacuteRiềngĐỏdự đoán bóng đá ý trên mảnh đất đồn điền Phú Riềng năm xưa, các thế hệ hôm nay không ngừng phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp, xứng với truyền thống “Phú Riềng Đỏ” anh hùng.
Phú Riềng đỏ năm xưa
Đồn điền Phú Riềng cùng với Dầu Tiếng là một trong 2 đồn điền lớn của Công ty cao su Mít-Sơ-Lanh, Pháp (Michelin, France) ra đời năm 1917. Đồn điền Phú Riềng thuộc quận Sông Bé hay còn gọi là quận Bà Rá, tỉnh Biên Hòa. Hầu hết công nhân của Đồn điền Phú Riềng trong những ngày mới thành lập được tuyển mộ từ các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình... Họ là những thành phần khổ nhất xã hội bấy giờ, phải ký bán thân cho bọn chủ Tây để lấy miếng cơm hằng ngày.
Trước sự ngược đãi vô nhân tính và sự căm phẫn của công nhân đối với bọn chủ Tây; đồng thời, rất cần một tổ chức lãnh đạo bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của giai cấp công nhân, ngày 28-10-1929, tại một bờ suối sau lưng Làng 3, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Ngô Gia Tự, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Nam kỳ, với tên gọi Chi bộ Phú Riềng, một trong 3 chi bộ đầu tiên của Đảng ở Nam kỳ ra đời. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Phước và của ngành cao su Việt Nam.
Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tặng hoa chúc mừng ngành cao su nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và Ngày truyền thống ngành cao su
Chi bộ Phú Riềng lúc đầu có 6 đồng chí, gồm: Nguyễn Xuân Cừ (Bí thư), Trần Tử Bình, Phan Thu Hồng, Hòa, Tạ và Doanh. Sau khi chi bộ đảng ra đời, đội xích vệ cũng được thành lập trong thanh niên công nhân do đồng chí Trần Tử Bình phụ trách. Một số tổ chức quần chúng khác như hội Hương tế, Cứu tế, Thể thao, Văn nghệ... cũng thu hút nhiều công nhân và nhân dân khu vực đồn điền. Trên cơ sở ấy, đến cuối năm 1929, tổ chức Công hội đỏ Phú Riềng ra đời, là một trong 2 tổ chức Công hội đỏ duy nhất ở Xứ ủy Nam kỳ, thuộc Đông Dương Cộng sản Đảng. Đây cũng là lần đầu tiên trong phong trào công nhân cao su vừa thành lập xong chi bộ cộng sản đã xây dựng ngay tổ chức công hội cho công nhân. Trên cơ sở tổ chức Công hội đỏ, chi bộ mở rộng công tác phát triển đảng. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 12 Cách mạng tháng Mười Nga, Chi bộ Phú Riềng đã kết nạp đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng vào tổ chức đảng. Từ đây, chi bộ đẩy mạnh hơn đào tạo “hạt giống đỏ” cho các đồn điền khác trong khu vực. Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Xuân Cừ bị Pháp trục xuất vì nghi vấn làm chính trị. Từ đó, Bí thư Chi bộ Phú Riềng giao lại cho đồng chí Trần Tử Bình tiếp tục thực hiện công cuộc đấu tranh trong tình hình mới.
Sau những bước phát triển đột biến về tổ chức nhưng phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền miền Đông Nam bộ nói chung và Phú Riềng vẫn diễn ra nhiều hơn, hiệu quả hơn. Tiêu biểu cuộc đấu tranh mang tên “Phú Riềng Đỏ” bắt đầu từ mồng 1 tết năm Canh Ngọ, tức ngày 30-1-1930 đến hết ngày 6-2-1930, do đồng chí Trần Tử Bình khởi xướng và lãnh đạo đã tạo được tiếng vang lớn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân trong các đồn điền cao su, xưởng chế biến, nhà máy đóng tàu phát triển mạnh mẽ và rộng khắp...
Điểm tựa vững chắc của thế hệ mai sau
Đồn điền Phú Riềng hiện nằm trọn trong Nông trường cao su Tân Thành (Công ty cổ phần cao su Đồng Phú). Nơi thành lập Chi bộ Phú Riềng tại ấp Làng 3, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, chính quyền và ngành cao su đã xây dựng Tượng đài Phú Riềng Đỏ, được công nhận di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1999. Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Chi bộ Phú Riềng, công trình được trùng tu mở rộng trên diện tích 0,8 ha, tổng kinh phí xây dựng 5,5 tỷ đồng, do Công đoàn Cao su Việt Nam vận động cán bộ, công nhân viên, người lao động đóng góp.
Cách Tượng đài Phú Riềng Đỏ khoảng 700m là nơi kết nạp đảng viên đầu tiên của Chi bộ Phú Riềng cũng được dựng bia ghi dấu. Khu mộ phu Đồn điền Phú Riềng cách tượng đài không xa cũng được xây dựng hàng rào bảo vệ và hương khói thường xuyên. Tượng đài Phú Riềng Đỏ cùng với Căn cứ Bộ chỉ huy Miền Tà Thiết (Lộc Ninh), sóc Bom Bo (Bù Đăng), Mộ tập thể 3.000 người (Bình Long)... là những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống đấu tranh vệ quốc của quân, dân cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng qua các thời kỳ cho lớp lớp thế hệ trẻ ngày nay.
Lãnh đạo tỉnh, công ty cao su và nhân dân dâng hương tại Tượng đài Phú Riềng Đỏ, xã Thuận Phú (Đồng Phú) - Ảnh: Sỹ Hòa
Đồng chí Nguyễn Ánh Tuyết, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy Công ty cổ phần cao su Đồng Phú, cho biết: 28-10 hằng năm được ngành cao su lấy làm ngày truyền thống. Cứ đến ngày này, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, lãnh đạo các đơn vị trong ngành cùng về địa chỉ Phú Riềng Đỏ dâng hương và ôn lại truyền thống đấu tranh của công nhân Đồn điền Phú Riềng. Riêng Công ty cổ phần cao su Đồng Phú trên mảnh đất Phú Riềng anh hùng, chúng tôi luôn phấn đấu xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đủ sức lãnh đạo công ty phát triển. Đảng ủy công ty hết sức chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng giúp cán bộ, đảng viên, người lao động nâng cao nhận thức và hành động. Đến nay, Đảng bộ Công ty cổ phần cao su Đồng Phú có 14 chi, đảng bộ trực thuộc, 35 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, với 446 đảng viên.
Trong những ngày trọng đại của đất nước, đoàn thanh niên, công đoàn các đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng thường xuyên tổ chức về nguồn để thanh niên hiểu giá trị lịch sử của phong trào đấu tranh tại Đồn điền Phú Riềng. Đồng thời chăm sóc, hương khói khu di tích văn hóa - lịch sử quốc gia Phú Riềng Đỏ. Thiết thực hơn, một số đơn vị còn tổ chức kết nạp đoàn viên thanh niên, đoàn viên công đoàn, đặc biệt là kết nạp đảng viên dưới chân Tượng đài Phú Riềng Đỏ, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, sự hình thành, phát triển và lãnh đạo giai cấp công nhân đứng lên rũ bỏ xiềng xích, giành lấy độc lập dân tộc của Đảng ta trên mảnh đất được xem là “địa ngục trần gian”.
Trên mảnh đất Đồn điền Phú Riềng năm xưa, nay là địa bàn xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Đảng bộ xã Thuận Phú có 17 chi bộ trực thuộc với 249 đảng viên. Năm 2016, Đảng ủy xã Thuận Phú cùng chính quyền, nhân dân chung sức, chung lòng tập trung thực hiện và hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đời sống kinh tế, tinh thần của người dân không ngừng nâng cao. Quê hương Thuận Phú đã thật sự đổi mới, khang trang và giàu đẹp.
Lớn mạnh cùng Phú Riềng đỏ
Đồng chí Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, nhấn mạnh: Lịch sử hình thành và phát triển của ngành cao su gắn liền với phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đồn điền Phú Riềng, của Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng - chi bộ đầu tiên của miền Đông Nam bộ. Hơn 1 thế kỷ đã trôi qua với nhiều thăng trầm biến đổi của lịch sử, xã hội, ngành cao su cũng từng bước phát triển với diện tích khoảng 1 triệu ha, phân bố rộng khắp trên nhiều vùng miền của đất nước, từ Đông Nam bộ, lên Tây Nguyên, ra duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc. Ngành cao su Việt Nam mở phạm vi phát triển sang Lào và Campuchia theo chương trình thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia, góp phần củng cố và thắt chặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 3 nước Đông Dương.
Ngành cao su Việt Nam đã vươn lên khẳng định vị thế trên trường quốc tế với sản lượng mỗi năm đạt trên 1 triệu tấn, xuất khẩu 1,56 triệu tấn cao su các loại, xếp thứ 3 thế giới về xuất khẩu cao su, chỉ sau Thái Lan và Indonesia. Cao su thiên nhiên là mặt hàng nông sản lớn thứ 5 về giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Để vươn cao, vươn xa hơn và bứt phá, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển ngành theo hướng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phải có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Để đạt mục tiêu đó, ngành cao su đầu tư mạnh vào nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của sản phẩm; tái cơ cấu các nguồn lực, đa dạng hóa sở hữu trong tập đoàn để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp...
Bình Phước được mệnh danh là thủ phủ cao su cả nước với tổng diện tích hơn 220.000 ha, chiếm 22% diện tích cao su cả nước, thuộc 7 công ty cao su nhà nước xen lẫn cao su tiểu điền. Các doanh nghiệp cao su nhà nước trên địa bàn tỉnh đóng góp khoảng 30-40% thu ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho gần 24.000 lao động.
Từ cái nôi cách mạng Phú Riềng Đỏ, công nhân cao su đã đứng lên dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng viết nên pho sử hùng tráng bằng mồ hôi, nước mắt, máu, sinh mạng của biết bao thế hệ, tạo nên cốt cách công nhân cao su anh hùng. Trước diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và nhân dân các địa phương, ngành cao su đã mạnh dạn đổi mới, mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh, đưa ngành cao su vượt khó đi lên.
相关文章
随便看看