Apple được tôn sùng như một trong những công ty sáng tạo nhất,ệcvàoApplekhóđếncỡnàbxh indonesia hấp dẫn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Công nghệ của Apple đã làm nên các cuộc cách mạng cho nhiều ngành công nghiệp và thay đổi cách chúng ta sống. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi hàng triệu người trên khắp thế giới mong muốn có cơ hội làm việc tại công ty nghìn tỷ USD này.
Luis Abreu, một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) của Anh cũng không phải là ngoại lệ. Và sau khi trải qua quá trình xin việc tại Apple, anh đã chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình trên blog cá nhân.
“Tôi làm về sản phẩm, về sự tương tác, thiết kế trực quan cũng như phát triển các mẫu thiết kế, giao diện gần gũi nhất với người dùng”, anh viết. “Là một chuyên gia, tôi không chỉ là một người thiết kế trải nghiệm người dùng, mà còn phải theo đuổi, hiểu sát sao cách các công cụ mới có thể cải thiện công việc của mình ra sao, và các cơ hội, thách thức mới trên các thiết bị mới”.
Để đạt được sự hiểu biết đó, Abreu đã xem hết 17 giờ video về sự kiện Hội nghị nhà phát triển toàn cầu của Apple (WWDC) năm ngoái, viết ra các điểm lưu ý một cách chi tiết nhất về sự kiện này.
Anh cũng tập hợp tất cả những tin tức liên quan đến vấn đề riêng tư, bảo mật của Apple thành một bài viết riêng trong blog của anh với tên gọi “iOS 8 Privacy and Security Updates” (các cập nhật bảo mật và chính sách riêng tư của IOS 8).
Phải mất 2 tuần anh mới hoàn thành blog này, và theo anh đó là khoản đầu tư trị giá 4.000 bảng Anh, nếu tính theo mức thu nhập 400 bảng Anh mỗi ngày của anh. Nhưng khoản đầu tư này có vẻ rất đáng giá.
Tháng 9/2014, sau khi bài báo nhận được sự chú ý của cộng đồng các nhà phát triển, Abreu đã nhận được email của một trong các nhà tuyển dụng của Apple.
Abreu, tất nhiên là rất vui mừng với cơ hội này, đã trải qua những cuộc gọi video từ xa của Apple, các cuộc gọi kéo dài 30 phút, để Apple đánh giá về năng lực, niềm đam mê của anh.
“Cuộc gọi đầu tiên là của một nhà tuyển dụng kỹ thuật”, anh nhớ lại. “Sau khi trải qua cuộc gọi này, tôi lại có cuộc gọi nữa với một nhóm khác trước khi được chuyển đến cuộc gọi của nhóm phụ trách nhà phát triển”.
Vượt qua 3 cuộc gọi kiểm soát từ xa, Abreu tiếp tục bước vào vòng tuyển dụng qua FaceTime. Ở đó, anh trình bày, trao đổi trong tổng cộng 2 giờ liền với các thành viên của nhóm nhà phát triển mà có thể trong tương lai anh sẽ làm việc cùng.
“Các cuộc phỏng vấn qua FaceTime kéo dài 30 phút và cứ hết cuộc này lại đến cuộc khác. Tôi được hỏi những câu hỏi như tôi làm gì khi là một nhà thiết kế, tôi đã viết các bài viết của mình thế nào, kinh nghiệm của tôi ra sao. Cuối cùng, luôn có khoản thời gian đặt câu hỏi trong 5 phút”.
3 tuần sau, Abreu được mời đến một vòng phỏng vấn tại chỗ ở trụ sở Apple tại Cupertino, California vào tháng 1/2015.
Anh nhận được một đường link dẫn đến hệ thống đi lại nội bộ của Apple và tự đặt vé máy bay khứ hồi, 3 đêm nghỉ tại khách sạn gần trụ sở Apple.
Trong suốt quá trình phỏng vấn kéo dài 6 giờ liền tại trụ sở Apple, Abreu đã được tới 12 nhân viên Apple phỏng vấn.
“Cuộc phỏng vấn diễn ra khá thân thiện”, anh nói. “Đó hầu hết là các câu hỏi nhằm hiểu rõ tôi là ai khi là một nhân viên, một nhà phát triển, một người viết blog”.
Abreu được hỏi anh sẽ thực hiện và viết gì về menu tại Caffe Macs, quán cà phê tự phục vụ của các nhân viên Apple, và anh sẽ làm gì để viết ra một cuốn sách hướng dẫn pha chế, nấu ăn.
Một người phỏng vấn nói thẳng với Abreu: “Chúng tôi không phí thời gian với những người vớ vẩn”, ám chỉ những người không hoàn thành cuộc phỏng vấn.
Các cuộc phỏng vấn kết thúc, và anh lại bước sang cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng nội bộ của Apple.
1 tuần sau các cuộc phỏng vấn, trở về Anh, Abreu được thông báo Apple không thể tiến xa hơn với đơn xin việc của anh.
Luis Abreu