【kết quả bóng đá nữ pháp hôm nay】Lợi ích từ trồng rẫy dây xen mía

Trong vài năm trở lại đây,ợichtừtrồngrẫkết quả bóng đá nữ pháp hôm nay nhiều nông dân vùng mía Phụng Hiệp có thu nhập khá trên diện tích canh tác mía nhờ trồng xen rẫy dây. Đây là mô hình lấy ngắn nuôi dài, bên cạnh giúp cây mía phát triển tốt, năng suất được cải thiện, còn hạn chế được sâu bệnh.

Anh Ngon thu nhập hàng chục triệu đồng/năm từ việc trồng mướp xen mía.

Gia đình anh Cao Văn Ngon, ở ấp Quyết Thắng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, có hơn 2ha mía, năm nào cũng tranh thủ thu hoạch mía sớm để lưu gốc. Trên những diện tích này, tùy từng năm ông sẽ trồng xen những loại hoa màu như: mướp, khổ qua, dưa leo... Năm nay, do điều kiện thời tiết thích hợp nên gia đình trồng xen canh mướp trên 50% diện tích mía.

Hiện nay, trung bình cách một ngày rẫy mướp của anh Ngon thu hoạch 1 lần cho năng suất khoảng 400kg, với giá mướp ổn định ở mức 2.000 đồng/kg, anh thu về khoảng 800.000 đồng. Năm nay, ước tính rẫy mướp của anh Ngon sẽ có thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Anh Ngon cho biết: “Cách đây 3 năm, khi thấy người dân địa phương, nhất là những thành viên của Câu lạc bộ 200 do Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ xây dựng đã áp dụng mô hình xen canh mía - màu nên tôi học hỏi làm theo. Ban đầu chỉ trồng khoảng 2 công, thấy hiệu quả kinh tế cao nên vụ tiếp theo đã mở rộng thêm diện tích”.

Còn gia đình ông Trương Văn Út, ở xã Hiệp Hưng cũng ăn nên làm ra với mô hình trồng mướp xen mía. Với diện tích canh tác gần 1ha mía, nhờ nắm vững kỹ thuật nên mỗi vụ mướp trồng xen mía ông Út có thu nhập khá. Ông Út cho biết: “Trồng rẫy dây chi phí đầu tư thấp, mau thu hoạch. Chỉ riêng năm rồi gia đình thu về gần 50 triệu đồng từ việc trồng mướp xen mía, trừ chi phí còn lợi nhuận khoảng 45 triệu đồng nên có tiền đầu tư nhiều hơn cho cây mía”.

Ngoài yếu tố về mặt kinh tế mang lại, việc trồng rẫy dây xen mía còn giúp cây mía phát triển nhờ lượng phân và nước tưới từ việc chăm sóc rẫy dây. Chính vì thế, khi áp dụng cách làm này còn hạn chế được một số dịch bệnh trên mía trong mùa nắng nóng và đặc biệt là năng suất mía còn tăng từ 5-10% so với những hộ không áp dụng mô hình. Ông Trương Văn Hồng trồng dưa leo xen mía ở xã Hiệp Hưng, cho biết: “Trồng dưa leo xen mía có lợi cả hai, khi chăm sóc dưa leo thì cây mía cũng được chăm sóc. Đặc biệt là những cây mía đầu dòng thường phát triển hơn do hấp thụ được lượng nước tưới và phân bón cho dưa leo. Nếu một công mía bình thường năng suất chỉ đạt khoảng 13-14 tấn, thì khi trồng rẫy dây xen mía có thể đạt 15 tấn”.

Hiệu quả của mô hình đã được chứng minh và dần được củng cố xây dựng thành một thế mạnh của Phụng Hiệp. Theo thống kê, hiện nay toàn huyện có 1.100ha mía áp dụng cách làm này, tăng 200ha so với năm 2015 và tăng hơn 500ha so với cách đây 3 năm. Ông Nguyễn Thế Tự, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trồng rẫy dây xen mía có rất nhiều cái lợi. Thứ nhất không làm mất đi diện tích của mía, nhưng vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Thứ hai là làm cho đất được tơi xốp và hạn chế được sâu bệnh. Thứ ba là khi chăm sóc cho rẫy dây sẽ góp phần giữ ẩm cho cây mía vừa tiết giảm chi phí vừa hạn chế được một số dịch bệnh vào mùa nắng nóng. Còn về hiệu quả kinh tế thì bình quân mỗi héc-ta rẫy dây trồng xen với mía trong khoảng thời gian từ 3-4 tháng sẽ cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng. Đây là cách làm để người dân Phụng Hiệp gắn bó lâu dài với cây mía.

Cũng theo ông Tự, với những hiệu quả mà mô hình mang lại, thời gian tới ở những khu vực có thế mạnh về cách làm này, huyện sẽ cho nhân rộng. Tuy nhiên, quá trình nhân rộng sẽ khuyến cáo người dân chọn trồng những loại hoa màu phù hợp, để tránh tình trạng cùng một nơi nhưng áp dụng cùng một loại hoa màu dẫn đến cung vượt cầu làm cho hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Bài, ảnh: DUY KHÁNH

Cúp C1
上一篇:Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
下一篇:Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn