PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết,ệpnộicầnđượctiếpsứcđểhộinhậsoi cau st dù nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều tín hiệu khả quan và số lượng DN thành lập mới trong 2 tháng đầu năm tăng nhưng song song đó thì con số đóng cửa cũng tăng 17,3% so với 2 tháng đầu năm 2015. PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, DN ngày càng nhỏ về tầm vóc và quy mô. Cái khó của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là thiếu những DN lớn mang tính trụ cột và với tình trạng cứ li ti dần thì liệu chúng ta chiến đấu như thế nào trước sức ép hội nhập? “Năm nay chúng ta nên tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN bằng cách đổi phương thức kinh doanh nông nghiệp, lấy DN lớn đầu tư vào nông nghiệp. DN sẽ phải là lực lượng chủ lực cho nông nghiệp. Hy vọng 2016 tạo điều kiện tốt cho năm sau và hy vọng DN cũng giữ được lòng tin từ việc cải cách thể chế”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh. Liên quan đến vấn đề hội nhập, ông Vũ Bá Phú - Vụ trưởng Vụ kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, việc Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở rộng thị trường cho một số ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ… Tuy nhiên, hoạt động thương mại của Việt Nam cũng gặp phải một số thách thức nhất định. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Mặc dù Việt Nam có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp nhưng sức canh tranh của chúng ta trong một số ngành nghề chưa thực sự tốt. Theo ông Vũ Bá Phú, để tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại, DN cần chủ động tìm hiểu để nắm vững các quy định quan trọng trong Hiệp định như cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, hải quan, .. Đồng thời, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động của chính DN mình. Trong quá trình thực thi Hiệp định, DN có thể thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vướng mắc gặp phải, cũng như tích cực tham gia góp ý việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Là đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng lớn tại phía Nam, ông Văn Đức Mười - Tổng giám đốc Công ty Vissan cho hay, khi Việt Nam mở cửa hội nhập hàng nhập khẩu sẽ tràn vào thị trường nhiều, người tiêu dùng được hưởng lợi nhưng sản xuất bị ảnh hưởng lớn; trong đó ngành thực phẩm là ngành bị tổn thương nhiều nhất. Dẫn chứng cụ thể, ông Mười cho biết, để sản xuất hàng chất lượng công ty phải nhập heo của một DN FDI bởi sản phẩm này đạt chuẩn. Vì sao không chọn sản phẩm của DN nội? Ông Mười giải thích là do trong suốt một thời gian dài Việt Nam đã có một sự ưu đãi lớn cho DN FDI và DN nội thì không được nhiều như vậy nên sức cạnh tranh hàng hóa của họ vì thế cũng giảm đi. Ông Mười đề xuất: Nhà nước cần phải xem lại để có những chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho DN chứ không phải đợi DN nộp đơn mới tháo gỡ. Đồng quan điểm, ông Lưu Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen cho biết, hiện DN Việt Nam rõ ràng đang yếu thế hơn nhiều so với DN FDI. Với tỷ trọng như hiện nay DN Việt vừa thiếu vừa yếu. Nếu muốn DN hội nhập tốt cần có những chính sách tốt và cần có sự dồn sức cho DN thì nền kinh tế mới phát triển. |