Thặng dư thương mại tăng 62,ànhnôngnghiệptựtinvớimụctiêuxuấtkhẩutỷlịch thi đấu bóng đá hôm nay4% so với cùng kỳ năm 2023
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, ngành nông nghiệp triển khai kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024 trong điều kiện có những thuận lợi, thách thức đan xen, trong đó có yếu tác động của biến động thị trường, của thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán tại các địa phương vùng Tây Nguyên, miền Trung, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của cả nước.
Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 15,76 tỷ USD, tăng 24,4%; xuất khẩu lâm sản chính đạt 7,95 tỷ USD, tăng 21,2%; xuất khẩu thủy sản 4,36 tỷ USD, tăng 4,9%; sản phẩm chăn nuôi 240 triệu USD, tăng 3,8%...
Đóng góp vào kết quả này có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, trái cây và rau quả, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ). Gạo và hạt điều là 2 sản phẩm tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu gạo đạt 4,68 triệu tấn (tăng 10,4%), với kim ngạch đạt 2,98 tỷ USD (tăng 32%); xuất khẩu hạt điều đạt 350.000 tấn (tăng 24,9%), giá trị 1,92 tỷ USD (tăng 17,4%). Xuất khẩu cà phê giảm về khối lượng (902.000 tấn, giảm 10,5%), nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 50,4%, nên giá trị xuất khẩu đạt 3,22 tỷ USD, tăng 34,6%.
Giai đoạn nửa đầu năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung triển khai các đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023 (Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU), đồng thời mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như các nước Trung Đông, châu Phi...
Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tiếp tục đà tăng trưởng cao. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 8,28 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm mặt hàng có thặng dư thương mại cao nhất là gỗ và sản phẩm gỗ (6,16 tỷ USD, tăng 22,5%); cà phê (3,14 tỷ USD, tăng 36,2%); rau quả và trái cây (2,42 tỷ USD, tăng 35,3%); gạo (2,31 tỷ USD, tăng 27%); tôm (1,43 tỷ USD, tăng 13,3%)...
Riêng trong lĩnh vực giải ngân đầu tưcông, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ lập phương án giải ngân theo từng tháng, từng quý, với mục tiêu giải ngân tối đa vốn.
Năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao 9.935,4 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 8.428,7 tỷ đồng và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 1.506,6 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 30/6/2024, ước tính, Bộ đã giải ngân 46,8% kế hoạch (4.652 tỷ đồng).
“Đây là con số cao hơn mức 31,4% của 6 tháng đầu năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là cơ quan có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước”, ông Phùng Đức Tiến nói thêm.
Vững tin vào mục tiêu xuất khẩu 55 - 56 tỷ USD
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, kết quả 6 tháng đầu năm sẽ tạo tiền đề để toàn ngành đạt các mục tiêu đề ra trong 6 tháng cuối năm.
“Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt mức 55-56 tỷ USD trong năm nay, theo đúng mục tiêu Chính phủ giao”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhiều lần nhấn mạnh như vậy.
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
2025-01-27 04:09
-
Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia cũng ngại nêu chính kiến
2025-01-27 03:04
-
Giao quyền chủ động, học sinh hứng khởi
2025-01-27 01:45
-
Giá vàng rớt mạnh, tỷ giá ‘trơ’ với tin lãi suất
2025-01-27 01:38