Đây là một nội dung trong dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của ngân hàng thương mại (NHTM),ịchvụgiữhộvàngsẽcócácquiđịnhcụthểtỷ số cadiz chi nhánh ngân hàng nước ngoài vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân.
Theo dự thảo Thông tư, các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện dịch vụ giữ vàng miếng phải có giấy phép thành lập và hoạt động trong đó có nội dung hoạt động cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, có phương tiện bảo quản, kho tiền đủ tiêu chuẩn theo quy định và có quy định nội bộ về quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo quản vàng.
Vàng SJC. Ảnh: SJC |
Khi cung cấp dịch vụ giữ vàng, ngân hàng phải ký kết hợp đồng với khách hàng trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau: Tên, địa chỉ, số CMND hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; loại vàng miếng, số sê ri (nếu có); đặc điểm, số lượng vàng miếng gửi bảo quản; phí bảo quản; thời hạn bảo quản; hình thức trả lại vàng miếng; địa điểm nhận và trả vàng miếng; quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trường hợp hợp đồng bảo quản vàng miếng không xác định thời hạn, ngân hàng phải trả lại vàng miếng theo yêu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào. Khi đó, hợp đồng bảo quản vàng phải thỏa thuận rõ thời hạn khách hàng phải báo trước ngân hàng về việc trả lại vàng miếng.
Việc trả lại vàng miếng cho khách hàng được thực hiện theo một trong hai hình thức: hoặc ngân hàng trả lại chính số vàng miếng khách hàng đã gửi, hoặc trả lại vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi.
Các ngân hàng không được phép sử dụng vàng miếng của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay. Tuy nhiên, các ngân hàng được phép dùng vàng miếng của khách hàng này để trả cho khách hàng khác.
Phí dịch vụ bảo quản vàng miếng phải được niêm yết công khai và ngân hàng không được trả lãi, lợi tức dưới mọi hình thức cho khách hàng. Đối với vàng không phải là vàng miếng, các ngân hàng được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo quản tài sản.
Các ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn kho quỹ tại mạng lưới bảo quản vàng miếng theo quy định. Không được ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng; không được cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng qua các đại lý.
Ngày 5 hàng tháng, ngân hàng phải báo cáo tình hình thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của tháng trước đó cho NHNN.
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, các ngân hàng đã thực hiện hoạt động giữ hộ, bảo quản vàng miếng phải hoàn tất việc điều chỉnh để đáp ứng điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
Thời gian lấy ý kiến được thực hiện trong vòng 1 tuần, từ ngày 19/8 đến ngày 25/8/2013.
Thông tư này ra đời nhắm mục đích siết chặt hoạt động giữ hộ vàng miếng, để tránh hiện tượng biến tướng thành hình thức huy động vàng đã bị NHNN cấm. Trước đây, dịch vụ giữ hộ vàng đã được nhiều ngân hàng triển khai với những điều khoản, quy định khá lỏng lẻo tạo kẽ hở cho ngân hàng đem vàng đó để kinh doanh, quay vòng. Thậm chí nhiều ngân hàng còn trả lợi tức cho khác hàng, một hình thức biến tướng của việc huy động vàng. Theo các chuyên gia, một khi tài sản được ngân hàng giữ hộ thì ngân hàng không được phép sử dụng hay là đem tài sản đó ra để kinh doanh và phải trả lại nguyên gốc, nguyên bản. Ngân hàng chỉ làm nhiệm vụ “giữ hộ” và chính vì thế họ phải thu phí. |
Dương An