Tại hội nghị AFMGM+3,ộinghịAFMGMlầnthứthànhcôngtốtđẹđức 2 các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng trung ương các nước ASEAN cùng với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô khu vực và tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN+3.
Về triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực, các Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng trung ương ASEAN+3 và lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế đã cùng nhau chia sẻ quan điểm về triển vọng kinh tế thế giới và khu vực, cũng như những rủi ro và thách thức phải đối mặt trong thời gian tới.
Indonesia và Nhật Bản đồng chủ trì hội nghị. |
Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 2,8% trong năm 2023, thấp hơn mức tăng 3,4% của năm 2022, do các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, bên cạnh sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao.
Mặc dù vậy, đối với khu vực ASEAN+3, mức tăng trưởng trong năm 2023 dự báo đạt 4,6% (cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,2% của năm 2022) chủ yếu do sự phục hồi của cầu nội địa trong khu vực. Hội nghị cũng đã chia sẻ về tình hình kinh tế trong nước cũng như quan điểm và triển vọng về phát triển kinh tế khu vực.
Các Bộ trưởng và Thống đốc bày tỏ sự đồng tình đối với các khuyến nghị chính sách của các tổ chức quốc tế về việc cần thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, xây dựng khuôn khổ tài khóa trung hạn bền vững và điều chỉnh chính sách tài khóa linh hoạt, thúc đẩy chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.
Hội nghị cũng nhận định do tình hình liên quan đến Covid-19 đã được cải thiện, các nước cân nhắc giảm bớt các biện pháp chính sách liên quan đến Covid-19 trong ngắn hạn, tăng cường hợp tác trong quản lý các rủi ro liên quan đến các đại dịch và thiên tai có thể diễn ra trong tương lai.
Về các sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN+3, các Bộ trưởng và Thống đốc đã thảo luận và ghi nhận tiến độ thảo luận các nội dung về Đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) bao gồm việc sử dụng đồng nội tệ trong CMIM, kế hoạch triển khai chạy thử nghiệp CMIM lần thứ 14, biên độ lãi suất CMIM và tài khoản CMIM. Các kết quả nêu trên góp phần tích cực trong việc tăng tính sẵn sàng, hiệu quả hoạt động của CMIM, đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường tài chính, hướng tới mục tiêu đưa CMIM trở thành công cụ hữu hiệu nhằm bổ sung cho mạng lưới an ninh tài chính khu vực và toàn cầu.
Hội nghị đánh giá cao những nỗ lực của Cơ quan Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) với tư cách là một tổ chức quốc tế trong thời gian qua đã dành nhiều hỗ trợ cho các thành viên ASEAN+3 trong giai đoạn khó khăn vừa qua, thông qua việc cung cấp các phân tích và tư vấn chính sách kịp thời hỗ trợ các nước trong việc thực thi chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho việc triển khai CMIM, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính trong khu vực.
Đồng thời, các Bộ trưởng và Thống đốc tin tưởng rằng, với việc triển khai Định hướng Chiến lược AMRO 2030 (SD 2030) sẽ tăng cường vị thế cũng như vai trò của AMRO trong việc đại diện tiếng nói của khu vực cũng như đạt được mục tiêu trở thành Trung tâm Kiến thức Khu vực (RKH) như đã đề ra. Hội nghị cũng nhất trí về chủ trương tăng cường nhân sự cho Ban quản lý cấp cao AMRO và giao cho cấp kỹ thuật tiếp tục thảo luận về điều khoản tham chiếu cho vị trí nhân sự bổ sung vào cuối năm 2023.
Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương đánh giá cao tiến độ thực hiện và kết quả đạt được của các nhóm công tác thuộc sáng kiến Thị trường trái phiếu châu Á (ABMI) trong việc nghiên cứu cải thiện môi trường thu hút nhà đầu tư, phát triển thêm công cụ đầu tư mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường trái phiếu cũng như các hoạt động triển khai các chương trình hỗ trợ kỹ thuật để phát triển thị trường trái phiếu trong nước của các nền kinh tế thành viên.
Hội nghị cũng đã ghi nhận kết quả của các nhóm công tác trong lĩnh vực về 4 định hướng sáng kiến mới của ASEAN+3, hướng tới các mục tiêu tăng cường nguồn lực tài chính cho cơ sở hạ tầng, nâng cao việc sử dụng các công cụ cải cách cơ cấu vĩ mô, củng cố bền vững tài chính trước các rủi ro từ thảm họa tự nhiên, tăng cường hợp tác chính sách trong các lĩnh vực công nghệ đổi mới sáng tạo.
Các Bộ trưởng và Thống đốc đã thông qua Kế hoạch hành động 2023-2025 của Sáng kiến tài trợ rủi ro thiên tai ASEAN+3 do nhóm công tác số 3 đệ trình, làm cơ sở cho việc tiếp tục triển khai các giải pháp bảo hiểm và các sản phẩm tài chính, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức trong việc sử dụng các giải pháp tài chính ứng phó với rủi ro thiên tai. Hội nghị cũng hoan nghênh những đề xuất sáng kiến hợp tác tương lai của ASEAN+3 trong các vấn đề về tài chính cho cơ sở hạ tầng bền vững, số hóa tài chính, thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán xuyên biên giới.
Trên cơ sở đồng thuận, các Bộ trưởng và Thống đốc đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung của hội nghị thể hiện quan điểm và đánh giá của các Bộ trưởng và Thống đốc đối với các vấn đề quan tâm chung trong khu vực cũng như hợp tác tài chính ASEAN+3.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 lần thứ 26 dưới sự chủ trì của Indonesia và Nhật Bản đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hội nghị lần thứ 27 dự kiến sẽ được tổ chức bên lề Hội nghị thường niên ADB tại Tbilisi, Georgia vào năm 2024 dưới sự chủ trì của Lào và Hàn Quốc. |