设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【vdqg romania】Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tăng tính tương thích khi hội nhập quốc tế 正文

【vdqg romania】Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tăng tính tương thích khi hội nhập quốc tế

来源:88Point 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-24 22:34:55

Nhà máy ở TP.HCM. Ảnh: Shutterstock

Bài toán mới từ thực tiễn

Có đến 80% giá trị giao dịch thương mại quốc tế chịu sự tác động của tiêu chuẩn và 84% doanh nghiệp thương mại trên thế giới sử dụng tiêu chuẩn trong các chiến lược hoạt động sản xuất,ửađổiLuậtTiêuchuẩnvàQuychuẩnkỹthuậtTăngtínhtươngthíchkhihộinhậpquốctếvdqg romania kinh doanh của mình. Những con số mà Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) năm 2018 chỉ ra có lẽ cũng đủ để bất kỳ ai nhận ra tầm quan trọng của tiêu chuẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong giao thương toàn cầu.

Điều này càng thể hiện rõ hơn khi thời gian qua, Việt Nam đã ký kết các FTA thế hệ mới (như EVFTA, CPTPP, RCEP...) với quy định, cam kết sâu, mở rộng hơn trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đi kèm các điều khoản quy định về nghĩa vụ minh bạch hóa liên quan đến xây dựng, công bố, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp nhằm loại bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại.

Song, đây cũng là lúc những bất cập trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (ra đời từ năm 2006) bắt đầu bộc lộ. Cụ thể, dù Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã đưa ra các nguyên tắc chung về xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hợp tác quốc tế, đồng thời, các điều khác của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã lồng ghép các quy định, cam kết về minh bạch hóa, hoạt động thông báo, hỏi đáp về quá trình xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, tuy nhiên, “các quy định này còn ở mức cơ bản, chỉ phù hợp với thời điểm năm 2007 khi Việt Nam mới gia nhập WTO, quy mô hợp tác kinh tế quốc tế, tham gia chuỗi cung ứng, sản xuất quốc tế, khu vực chưa sâu rộng như hiện nay”, theo phân tích trong tờ trình dự thảo Luật sửa đổi.

Một trong những ví dụ tiêu biểu là nhiều khi các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam có sự sai khác rất nhỏ so với tiêu chuẩn nước ngoài, chẳng hạn như TCVN 1651:2008 về thép xây dựng so với tiêu chuẩn nước ngoài CB300-T, song các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như vậy lại không thể sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của nước ngoài với tiêu chuẩn quốc tế mà phải thử nghiệm lại gây tốn kém thêm chi phí cho doanh nghiệp, theo chia sẻ của ông Nguyễn Minh Đức - Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại công nghiệp Việt Nam VCCI tại hội thảo "Vai trò của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật".

Đề tìm giải pháp tháo gỡ những hạn chế liên quan đến hoạt động qiao thương quốc tế như vậy, dự thảo Luật sửa đổi bổ sung mới nhất (tháng 7/2024) đã bổ sung nội dung: Thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá sự phù hợp (quá trình kiểm tra xem sản phẩm, dịch vụ, nguyên liệu, quy trình, hệ thống và con người tại một nhà máy, doanh nghiệp nào đó có đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn hay những chỉ tiêu kỹ thuật khác hay không) của tổ chức đánh giá sự phù hợp quốc tế, nước ngoài.

Bên cạnh đó, dự thảo còn đưa ra Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia để làm cơ sở định hướng hoạt động tiêu chuẩn hóa phục vụ việc hình thành và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng kinh tế trọng điểm và địa phương.

"Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn hóa; chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; nâng cao năng lực thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” cũng là những nội dung được nhấn mạnh trong dự thảo Luật sửa đổi.

“Tận dụng” tiêu chuẩn quốc tế?

Những nội dung bổ sung trên được kỳ vọng có thể phần nào giải quyết được những khúc mắc liên quan đến hoạt động giao thương quốc tế. Tuy nhiên, theo đại diện của một số doanh nghiệp, vẫn còn những khoảng trống liên quan đến tiêu chuẩn quốc tế đang tạo rào cản trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một trong những vấn đề như vậy là việc chưa có quy định chi tiết về việc thừa nhận và áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn nước ngoài, theo bà Đào Thị Thu Huyền - Phó Giám đốc Bộ Phân đối ngoại và Trách nhiệm xã hội Công ty TNHH Canon Việt Nam. “Việt Nam đang tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các tổ chức kinh tế quốc tế. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là một điều tất yếu để hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế. Việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài có sẵn cũng sẽ tránh việc xây dựng quá nhiều tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật không cần thiết, gây lãng phí”, bà cho biết.

热门文章

0.4135s , 7587.03125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【vdqg romania】Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tăng tính tương thích khi hội nhập quốc tế,88Point  

sitemap

Top