您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【xếp hạng giải đức】Đối tượng nào bị cấm kinh doanh nhà, đất ở nước ngoài? 正文

【xếp hạng giải đức】Đối tượng nào bị cấm kinh doanh nhà, đất ở nước ngoài?

时间:2025-01-09 23:39:16 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Đầu tư ra nước ngoài: Bổ sung điều kiện đối với kinh doanh bất động sản, báo chíHoa Kỳ dẫn đầu vốn đ xếp hạng giải đức

Đầu tư ra nước ngoài: Bổ sung điều kiện đối với kinh doanh bất động sản,Đốitượngnàobịcấmkinhdoanhnhàđấtởnướcngoàxếp hạng giải đức báo chí
Hoa Kỳ dẫn đầu vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong quý I
Australia hút mạnh vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
1951 sohuunharienglecuanguoinuocngoaitaivietnam1470757110 1507806533
Nhà đầu tư bất động sản ở nước ngoài phải là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Ảnh Internet.

Theo Bộ KH&ĐT, đến tháng 7/2020, Việt Nam có 1.741 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép. Tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22,9 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện 9,65 tỷ USD.

Ngoài các thị trường truyền thống gồm Lào, Campuchia, Nga… doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng đầu tư sang cả những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Châu Âu; và từng bước vươn tới các thị trường xa như Châu Mỹ Latinh, Châu Phi.

Từ năm 2015 đến nay, số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh nhưng quy mô của mỗi dự án ngày càng nhỏ. Ngoài lĩnh vực thế mạnh như trồng cây công nghiệp, thăm dò khai thác dầu khí, nhà đầu tư Việt Nam chuyển sang kinh doanh bất động sản.

Bộ KH&ĐT cho biết, pháp luật hiện hành không có hạn chế đối với cá nhân đầu tư ra nước ngoài, tuy nhiên, một số trường hợp cần thiết phải hạn chế để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật Việt Nam và tránh rủi ro về pháp lý, an ninh.

Đối tượng bị hạn chế như nhà đầu tư là cán bộ, công chức, sĩ quan, người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…

Trước thực trạng trên, Bộ KH&ĐT xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư 2020 và thay thế Nghị định 83/2015 NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài. Dự thảo nghị định theo đó bổ sung điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản, một trong những sửa đổi khá quan trọng.

Theo Bộ KH&ĐT, để hạn chế tình trạng lách luật trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân ở nước ngoài, Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định: Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.

Theo đó, Nhà đầu tư phải là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Quy định điều kiện để kinh doanh bất động sản là nhà đầu tư có tư cách pháp nhân sẽ giúp quản lý nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh mà chỉ để định cư ở nước ngoài.

Theo đó, các cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài gồm: Cán bộ, công chức, viên chức (theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức); Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Người chưa thành niên, người bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, biện pháp xử lý hành chính…, đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, việc bổ sung quy định nêu trên là cần thiết, phù hợp và thống nhất với các quy định pháp luật trong nước về cán bộ, công chức, lực lượng công an, quân đội; đảm bảo cá nhân khi đầu tư ra nước ngoài đã có đầy đủ tư cách pháp lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quy định nêu trên cũng giúp hạn chế các trường hợp cá nhân đang có vấn đề có thể tẩu tán tài sản.