Đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) chất vấn Phó thủ tướng Trần Hồng Hà. |
Sáng 6/6,ĐạibiểulongạivềcungứngđiệnPhóthủtướngchobiếtsẽđủkèo+nhà+cái+5 sau phần báo cáo, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) nêu, nhiều nhà đầu tưnước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư, trong đó có dự áncông nghệ cao, chip bán dẫn, nhưng họ lo ngại việc cung ứng điện, nhất là thiếu cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Cung ứng điện phục vụ sản xuất hiện nay thế nào, ảnh hưởng ra sao tới cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua. Quy hoạch Điện VIII đang được thực hiện thế nào. Chính phủ có giải pháp gì để đẩy nhanh thực hiện quy hoạch này?, ông Minh hỏi.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định đây là vấn đề thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng rất quan tâm.
Năm 2023, thiếu điện cục bộ từng xảy ra ở một số địa phương miền Bắc, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt để khắc phục tình trạng thiếu điện này.
Để cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh, ông Hà cho biết, Việt Nam đưa ra giải pháp về đẩy nhanh các công trình, dự án nguồn điện để tăng nguồn cung; tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện.
Dự án đường dây truyền tải điện 500 kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Phố Nối đang được xây dựng, đẩy nhanh và dự kiến cuối tháng 6 sẽ vận hành. Việc này sẽ tăng truyền tải điện từ Nam ra Bắc, thêm nguồn cung điện cho miền Bắc.
Theo lãnh đaọ Chính phủ, như vậy, việc điều tiết điện giữa các vùng miền sẽ được giải quyết ở mức độ nhất định trong vài năm.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. |
Vẫn theo Phó thủ tướng, ngoài đa dạng các nguồn điện, Chính phủ cũng đang xây dựng, đẩy nhanh ban hành Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), với nguồn cung ứng là các nhà máy năng lượng tái tạo (gió, mặt trời); và Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
Với trách nhiệm của Nhà nước và sự chủ động từ doanh nghiệpliên quan, ông nói sẽ đảm bảo cung ứng điện đủ, an toàn và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; từ đó giải quyết được vấn đề hiện nay.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) nói, nhiều tỉnh hiện đang gặp vướng mắc quy định của pháp luật về việc bồi thường, hỗ trợ đối với các công trình, phần đất nằm trong hành lang an toàn điện gió. Việc này đã kéo dài nhiều năm, đời sống và quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều đoàn khiếu nại đông người, vượt cấp gây mất an ninh, trật tự ở địa phương, hoạt động của các nhà máy điện gió sau khi hoàn thành gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết vấn đề này cần sự phối hợp của nhiều bộ ngành, của Chính phủ. Luật đất đai sửa đổi 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành thời gian tới có giải quyết dứt điểm được trình trạng này hay không?
“Cử tri đang rất trông chờ vào cam kết của Chính phủ về giải quyết vấn đề này như thế nào”- bà Nhi chất vấn.
Trả lời đại biểu, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói kỳ họp trước ông đã trả lời vấn đề này.
Đối với Luật Đất đai, hành lang an toàn là một trong những khu vực khi cần thiết Nhà nước sẽ thu hồi. Nhà nước có các chính sách thu hồi phù hợp như nếu có nhà ở, các công trình sản xuất thì sẽ đền bù như các công trình khác, ông nói.
“Nhưng cái khó là hiện nay chúng ta chưa có tiêu chí để xác định hành lang đó chiều rộng, dài là bao nhiêu để có chính sách phù hợp. Dưới hành lang đó, khu vực nào có thể tiếp tục sử dụng cùng với các trạm điện gió, khu vực nào phải thôi tuyệt đối”- Phó thủ tướng nói và cho biết vấn đề này đang chờ Bộ Công thương ban hành các tiêu chí kỹ thuật an toàn để xác định các hành lang này.
“Trên cơ sở các hành lang này, chúng ta sẽ thực hiện thu hồi và có chính sách đền bù theo Luật Đất đai”, Phó thủ tướng hồi âm.