Thị trường chứng khoán cơ sở phiên đầu tuần chịu lực bán tăng mạnh vào phiên chiều,áisinhÁplựcbánvẫncònrấtlớkq bd 24h bắt đầu từ các cổ phiếu có vốn hóa lớn và sau đó lan rộng khiến các chỉ số chứng khoán giảm mạnh. Trong đó VN-Index giảm 29,17 điểm (-2,87%) và mất mốc 1.000 điểm, về còn 987,34 điểm, HNX-Index giảm 2,85 điểm (-2,46%) còn 113,05 điểm.
Nhóm VN30 và HNX30 có mức giảm mạnh hơn thị trường chung. Riêng VN30-Index giảm 34,69 điểm (-3,45%) còn 970,35 điểm với 27 mã giảm điểm trong khi ngược lại chỉ có 3 mã tăng nhẹ là KDC, BVH và SBT.
Thanh khoản thị trường chỉ ở mức khiêm tốn và đạt hơn 5.300 tỷ đồng, giảm so với phiên trước. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh hơn 500 tỷ đồng gây áp lực lên thị trường và tâm lý nhà đầu tư khiến chỉ số giảm sâu. Tính từ đầu tháng 6 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2.200 tỷ đồng trên hai sàn.
Thị trường phái sinh cũng tương tự khi các hợp đồng tương lai (HĐTL) đều giảm mạnh.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho biết, giá các HĐTL cùng giảm mạnh từ 36,6 – 38,0 điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày. HĐ F1806 giảm nhiều nhất 38 điểm và tiếp tục tiến sát về VN30-Index.
Khối lượng giao dịch và khối lượng mở cùng tăng so với phiên trước, đạt lần lượt 80.672 HĐ và 11.240 HĐ.
Về mặt chỉ số, trong phân tích kỹ thuật cho thấy, chỉ số VN30 bẻ gãy biên dưới của mẫu hình tam giác mở rộng và lực bán tăng lên rất mạnh với kết thúc phiên đóng cửa giảm 34,69 điểm (-3,45%) xuống dưới đường trung bình động 150 ngày (MA150). Khối lượng giao dịch ở mức 51,49 triệu đơn vị, giảm nhẹ so với phiên cuối tuần trước và cũng thấp hơn so với khối lượng bình quân 10 phiên gần đây.
Nhiều dự báo cho thấy, sau phiên giảm mạnh, thị trường đang vào giai đoạn khó dự báo và giằng co nghiêng về hướng điều chỉnh để xác lập xu hướng mới. Khả năng phục hồi vào phiên chiều vẫn có thể xảy ra nhưng áp lực bán vẫn còn rất lớn; song đây là cơ hội cho nhà đầu tư phái sinh tìm kiếm lợi nhuận trong phiên./.
D.T