当前位置:首页 > World Cup

【bong da trưc tuyến】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: “Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững”

Bộ trưởng đinh tiến dũng

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại tổ.

Bộ Tài chính đẩy mạnh cải cách,ộtrưởngĐinhTiếnDũngĐảmbảoổnđịnhkinhtếvĩmôpháttriểnbềnvữbong da trưc tuyến đón dòng đầu tư

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và NSNN năm 2020, bổ sung báo cáo năm 2019, tình hình đều tốt hơn báo cáo Quốc hội vào tháng 10/2019.

Bước sang năm 2020 sau khi sự cố dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới toàn cầu và Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa ổn định kinh tế. Chính phủ yêu cầu phải đạt mục tiêu kép, vừa chống dịch như chống giặc, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển tăng trưởng kinh tế.

“Xuyên suốt là phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phục vụ cho phát triển bền vững”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Theo Bộ trưởng, rút kinh nghiệm trong điều hành năm 2008, gần đây cũng có ý kiến đề nghị Chính phủ đưa ra gói kích cầu, nhưng khi bàn các giải pháp, Chính phủ rất thận trọng. Kích cầu lớn nhất năm nay là nguồn vốn đầu tư công gần 700 nghìn tỷ đồng. Câu chuyện chuyển 3 dự án PPP chuyển sang hình thức đầu tư công là nhằm đẩy nhanh tiến độ.

Về chi tiêu chống dịch, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, đối với chính sách tài khóa, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NQ-CP về gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư giảm một loạt các loại phí, lệ phí; đề xuất giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân; đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; đang soạn thảo để trình Chính phủ nghị định về giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước; ngoài ra đề xuất sửa đổi một số nghị định, nhằm giảm thuế xuất nhập khuyến khích ngành công nghiệp phụ trợ, dệt may, da giày; đề xuất Quốc hội giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nhằm tăng nguồn lực cho doanh nghiệp và người dân, tăng tái đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhằm tăng thu ngân sách.

Ngoài ra, ngành Tài chính đã đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) và thủ tục hành chính (TTHC) đón dòng đầu tư. Trong đợt dịch này, trong khi chiến tranh thương mại giữa các quốc gia lớn, nhiều nhà đầu tư rút ra khỏi khu vực; chúng ta đón dòng đầu tư có chọn lọc, nên việc cải thiện môi trường đầu tư là vô cùng quan trọng.

Chính vì vậy, ngành Tài chính tiếp tục CCHC, đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa, cải cách TTHC, tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.

Theo Bộ trưởng, hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu rất lớn, tương đương 2 lần GDP. Nếu như các đối tác lớn còn đang vướng, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng, bởi chuỗi cung ứng đang bị đứt.

“Nhưng tháng 5 vừa qua, tín hiệu đáng mừng là xuất nhập khẩu tăng lên. Tháng 4, nhập siêu thì sang tháng 5 đã xuất siêu. Nếu so với cùng kỳ thì đang thấp hơn, nhưng với các đối tác lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu đang tăng lên. Đó là những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của chúng ta còn đang phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung và các đối tác lớn nói riêng. Chính phủ đã nhìn thấy và tập trung vào khắc phục”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, đưa ra các kịch bản điều hành, mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao nhất và cân đối ngân sách tốt nhất. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra là 6,8%, các cân đối lớn, đặc biệt là cân đối về ngân sách đang theo mức tăng trưởng nêu trên. Do đó, vì tình hình dịch bệnh nếu phải tính toán lại, cùng với việc tháo gỡ khó khăn, phòng chống dịch, thì mục tiêu căn cơ vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo tăng trưởng bền vững, lâu dài.

“Số thu ngân sách phản ánh đúng thực chất tình hình kinh tế”

Về thu NSNN, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, 5 tháng thu NSNN đạt 38,2% dự toán. Dự toán thu NSNN tính toán trên cơ sở tăng trưởng 6,8%. Thu NSNN trong tháng 5 giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2019 là do sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, do việc gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất... Mức thu nêu trên là thấp nhất trong 4 năm gần đây (năm 2019, thu NSNN 5 tháng đạt 45% dự toán, tăng 14,2%).

đoàn ninh bình
Phiên họp chiều 8/6 tại tổ 5. Ảnh: T.T

Năm nay, riêng 3 khu vực kinh tế, là căn cơ của nguồn thu (thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài) mới đạt 34,3% dự toán, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019. Thu từ xuất nhập khẩu cũng giảm, đạt 36,7%, giảm bằng 36,7% dự toán, giảm 23,4% so với cùng kỳ năm 2019.

“Số thu ngân sách năm nay phản ánh đúng thực chất tình hình kinh tế. Đặc biệt là 5 tháng: tháng 1 thu cao nhất, tháng 2 giảm, tháng 3, 4 giảm tiếp và đến tháng 5 thì giảm sâu. Điều đáng mừng là hết 5 tháng, có 39/63 địa phương thu nội địa đạt 39% dự toán; trong đó có 30 địa phương thu đạt trên 42%, 23/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 4 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ. Nhưng các địa phương lớn (các địa phương đang điều tiết về trung ương) đang khó khăn”, người đứng đầu ngành Tài chính minh chứng thêm bằng các con số.

Cùng với đó, chi NSNN 5 tháng đã đảm bảo tập trung chi cho chống dịch, chi quốc phòng an ninh và một phần hỗ trợ cho vùng xâm nhập mặn, phòng chống dịch tả lợn châu Phi...

Theo Bộ trưởng: “Nhìn chung mấy năm qua, NSNN đã có của ăn của để nên nguồn lực tốt hơn, đỡ bị động hơn, nên Chính phủ đã sớm có nghị quyết, tính toán chi tiêu cho phòng chống dịch, chi cho thiên tai, dịch bệnh đã nhanh hơn, chủ động hơn”.

Xây dựng kịch bản ngân sách để chủ động điều hành

Nói rõ hơn về các kịch bản điều hành, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đề ra kịch bản mục tiêu cao nhất là 5-5,2%. Kịch bản thứ 2 là tăng trưởng khoảng 4,5% và thấp nữa là 3,6% (trong khi có tổ chức quốc tế đánh giá tăng trưởng của Việt Nam chỉ khoảng 2,7%).

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính xây dựng các kịch bản về ngân sách tương xứng. Dù là kịch bản nào, thì Bộ Tài chính vẫn kiên định mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô. “Dù có tăng bội chi thì vẫn nằm trong tổng thể và phải đảm bảo mục tiêu 5 năm về bội chi và nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội (5 năm bội chi bình quân tăng không quá 3,9% GDP), góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tín nhiệm quốc gia của Việt Nam”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng: “Chúng tôi xây dựng các kịch bản ngân sách tương ứng. Nếu trường hợp GDP là từ 5-5,2% thì tăng bội chi lên 160 nghìn tỷ đồng; nếu GDP tăng 3,6% thì bội chi tăng lên 190 nghìn tỷ đồng. Tương tự, nếu tăng trưởng 5-5,2% thì nợ công tăng 54,6% GDP. Kịch bản xấu thì nợ công tăng lên khoảng 56,4% GDP (Quốc hội cho phép dưới 65% GDP).

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, phải đảm bảo mục tiêu bội chi cả giai đoạn dưới 3,9% GDP. Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 3,6%, thì bội chi cả giai đoạn 2016-2020 là khoảng 3,75% GDP. “Chúng tôi cho rằng, như vậy cũng là phù hợp, đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và phòng chống dịch”, Bộ trưởng nói thêm.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng chia sẻ về một số giải pháp điều hành chính sách tài chính - NSNN, ngoài tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, giảm các nghĩa vụ cho người sản xuất, doanh nghiệp, thì phải tăng cường công tác quản lý.

Theo Bộ trưởng, đầu tiên là phải tiết kiệm chi, lúc đầu tiết kiệm 50% chi phí hội nghị, hội thảo, nhưng nay phải tiết kiệm 70%; chi thường xuyên cắt giảm 10%, tiếp tục cắt giảm thêm 10% nữa. Chính phủ cũng trình tạm thời chưa tăng lương cho cán bộ công chức.

Ngoài ra, cần tập trung vào giải ngân vốn đầu tư công. Gói hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn giải ngân trong năm 2020 theo Bộ trưởng “là lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay”. Nếu giải ngân được, đây sẽ là gói kích cầu rất lớn. Nhưng vấn đề đặt ra là giải pháp như thế nào, nếu không cụ thể, không xử lý nghiêm thì không thể giải ngân hết được.

Do đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tập trung quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là vấn đề rất quan trọng hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kiến nghị các đại biểu Quốc hội bàn thảo, hiến kế, tạo sự đồng thuận cao trong toàn hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện, thúc đẩy giải ngân, góp phần tăng trưởng kinh tế./.

Minh Anh

分享到: