【shandong taishan vs】Hà Nội: Chung cư cũ được xây từ 21 – 25 tầng

作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 15:00:35 评论数:

-Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ngày 4/4/2016 ban hành Quy chế quản lý quy hoạch,àNộiChungcưcũđượcxâytừ–tầshandong taishan vs kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội.

Theo đó, quy chế quy định rõ về điều kiện để nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng, số tầng cao, chiều cao tối đa cho phép; về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị; các khu vực không được phép xây dựng công trình cao tầng; về kiểm soát dân số... được áp dụng trên khu vực có quy mô diện tích khoảng 3.881ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần phía Bắc của quận Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây Hồ.

{ keywords}

Theo quy chế các khu chung cư cũ được xây cao từ 21 – 24 tầng.

Các vị trí cho phép nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng gồm có: Các vị trí hai bên đường vành đai, tuyến phố hướng tâm, tuyến phố chính và tại các khu vực điểm nhấn đô thị. Khu vực Vành đai I, chiều cao tối đa công trình là 24 tầng, 86m; Vành đai 2, chiều cao tối đa 27 tầng, 97m; đường ven đê Sông Hồng, chiều cao 21 tầng, 76m…

Đối với dự án tái thiết đô thị là chung cư cũ có quy mô 2ha trở lên, phải bảo đảm các điều kiện tạo nhiều không gian mở, hạn chế tăng dân số, bố trí đất cho công trình giáo dục, tăng cây xanh, diện tích công cộng.

Quy chế cũng chỉ ra số tầng cao chi tiết đối với 17 dự án. Như khu chung cư Nguyễn Công Trứ được quy định chiều cao 25 tầng, tương đương 90m; khu chung cư Giảng Võ có chiều cao 21 tầng, tương đương 76m; khu chung cư Quỳnh Mai có chiều cao 24 tầng, tương đương 86m... Riêng khu Văn Chương cao tối đa 18 tầng tương đương 65m.

Trong các đồ án quy hoạch, quy chế được Hà Nội triển khai xác lập trong 5 năm qua, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, đây là quy chế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quy chế này sẽ cụ thể hóa các chỉ tiêu quy hoạch tới từng ô, tuyến phố, tức là quản lý rất chặt chẽ quá trình phát triển đô thị ở khu vực trung tâm.

Hạn chế xin – cho

Từ nhiều năm nay, qua nhiều lần quy hoạch chung dù các chỉ tiêu quy hoạch có thay đổi thì khu vực trung tâm Hà Nội vẫn có chủ trương hạn chế phát triển cao ốc. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo dừng việc xây dựng các công trình trong khu vực trung tâm Hà Nội. Năm 2010 sau khi có lệnh dừng các dự án cao tầng tại 4 quận nội thành (gồm Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình) của Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội đã rà soát và tiến hành lập quy hoạch phân vùng để kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà cao tầng. Sau đợt rà soát 233 dự án - đồ án xây cao ốc trong trung tâm, Hà Nội đưa ra các biện pháp nhằm siết chặt quản lý nhà cao tầng (nhà 10 tầng trở lên).

Tuy nhiên, thực tế nhiều dự án chọc trời vẫn đua nhau mọc lên, thậm chí nhiều dự án điều chỉnh theo hướng tăng chiều cao, tăng mật độ. Tình trạng tiếp tục nhồi nhét quá nhiều cao ốc vào vào khu trung tâm gây áp lực lớn cho hạ tầng khu vực này.

Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội có hiệu lực vào ngày 14/4/2016 tới đây được kỳ vọng sẽ khắc phục được những nhược điểm trong quản lý công trình cao tầng thời gian qua. Những công trình đang phải “nằm chờ” về quy mô, tầng cao suốt mấy năm qua sẽ có lời giải đặc biệt đối với các dự án nằm trong khu vực vốn được coi là đất vàng, đất kim cương của Hà Nội. Theo đánh giá của ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam bản quy chế sẽ là công cụ quản lý quan trọng để hạn chế tình trạng xin - cho đối với công trình cao tầng.

Theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội, các dự án cao tầng đã được cấp giấy phép xây dựng trước thời điểm quy chế này có hiệu lực được phép tiếp tục triển khai. Các dự án đã thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc đã được phê duyệt quy hoạch sau ngày Quyết định số 1259/QĐ-TTg có hiệu lực được phép tiếp tục triển khai, phù hợp với quy định tại quy chế. Với các dự án đã được UBND TP chấp thuận chủ trương, UBND TP giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.

Hồng Khanh

  • Hà Nội: Dân chưa muốn chuyển khỏi chung cư cũ
  • Cải tạo chung cư cũ: chục năm khó gỡ
  • Làm thế nào để người dân ủng hộ cải tạo chung cư cũ?
  • Chung cư cũ đến rùng mình giữa Hà Nội
  • Chung cư cũ Hà Nội: sống trong sợ hãi
  • Tổng kiểm tra, rà soát chung cư cũ trên cả nước

最近更新