【real sociedad vs barca】Sau vụ ‘chai nước ngọt có ruồi’: Bộ Công Thương lưu ý cách thương lượng
“Người tiêu dùng có quyền thương lượng khi cho rằng quyền,ụchainướcngọtcóruồiBộCôngThươnglưuýcáchthươnglượreal sociedad vs barca lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý thương lượng trên cơ sở thông tin thực tế và rõ ràng”.
Đó là một trong những nội dung mà Cục Quản lý cạnh tranh - VCA (Bộ Công Thương) vừa phát đi để hướng dẫn người tiêu dùng sau vụ tranh chấp giữa ông Võ Văn Minh và Công ty Tân Hiệp Phát liên quan đến “chai nước ngọt có ruồi”.
Được quyền thương lượng
Theo Cục Quản lý cạnh tranh - VCA, vừa qua TAND tỉnh Tiền Giang xử sơ thẩm đã tuyên phạt ông Võ Văn Minh bảy năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản. Vụ việc vẫn có thể được xem xét theo trình tự phúc thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận vụ việc đã và đang gây nhiều hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Nhiều người chưa biết cách thức khiếu nại, thương lượng như thế nào để không bị coi là phạm pháp.
Điều 30 Luật Bảo vệ người tiêu dùng nêu khi phát hiện một hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể liên hệ trực tiếp đơn vị kinh doanh để thương lượng hoặc nhờ một bên thứ ba can thiệp... Điều 31 cũng quy định người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
VCA lưu ý trước khi tiến hành thương lượng, người tiêu dùng nên thu thập các tài liệu chứng minh về giao dịch cũng như sự liên quan của người tiêu dùng với hành vi có dấu hiệu xâm phạm. Ví dụ: Các giấy tờ chứng minh người tiêu dùng đã mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp… Doanh nghiệp có quyền từ chối làm việc nếu như người tiêu dùng không chứng minh được sự liên quan.
Ngày 23-12, Sở Công Thương TP Cần Thơ tiếp nhận sáu chai trà Dr. Thanh có dấu hiệu bất thường từ anh Nguyễn Văn Ngoan (huyện Phong Điền, Cần Thơ).
Không đe dọa hoặc bắt buộc
VCA nhấn mạnh một số yếu tố mà người tiêu dùng phải cân nhắc trước khi đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Thứ nhất, thiệt hại phải có tính thực tế và có thể chứng minh. Ví dụ, người tiêu dùng mua một hộp sữa, khi phát hiện sản phẩm bị hỏng do quá trình bảo quản của người bán, thiệt hại liên quan ở đây nên là số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hộp sữa. Doanh nghiệp có thể hoàn tiền, đổi sản phẩm kèm theo một số hỗ trợ hoặc ưu đãi cho các lần mua hàng hóa, dịch vụ…
Có một số trường hợp rất khó để người tiêu dùng xác định được các tài liệu, chứng cứ chứng minh về giao dịch. Khi đó, người tiêu dùng có thể tìm sự tư vấn, hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ hai, thiệt hại phải hợp lý, phù hợp với tính chất, mức độ của vụ việc. Có nhiều trường hợp việc xác định mức thiệt hại liên quan không có đủ cơ sở, tài liệu để chứng minh, chủ yếu là các thiệt hại liên quan đến sức khỏe, danh dự. Trong những trường hợp này, người tiêu dùng cần tham khảo nhiều yếu tố trước khi đưa ra mức yêu cầu bồi thường, ví dụ: Giá trị hàng hóa, dịch vụ; chi phí có thể phát sinh để chữa bệnh, mua thuốc hoặc thực tế giải quyết các vụ việc tương tự khác…
VCA cũng lưu ý thương lượng là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của các bên, không bên nào được đe dọa hoặc bắt buộc bên còn lại thực hiện yêu cầu của mình. Nếu kết quả thương lượng không thành, người tiêu dùng có thể tham khảo các phương thức khác để bảo vệ quyền lợi của mình.
Toàn quyền đưa ra mức yêu cầu bồi thường Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), người tiêu dùng nên đề nghị doanh nghiệp lập biên bản quá trình thương lượng hoặc sử dụng email để lưu vết thông tin thương lượng, có thể mời bên thứ ba chứng kiến... Khi thương lượng, người tiêu dùng toàn quyền đưa ra các yêu cầu về mức độ bồi thường. Pháp luật không có quy định về mức tối đa mà các bên có thể bồi thường cho nhau. Việc xác định mức độ bồi thường hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của vụ việc và thiện chí của các bên liên quan. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý việc đưa ra yêu cầu bồi thường không có cơ sở thực tế và kèm theo những thông tin có tính chất đe dọa gây thiệt hại tới uy tín, tài sản của phía bên kia rất có thể dẫn tới khả năng vi phạm pháp luật. Vì vậy, người tiêu dùng cần thương lượng theo đúng quy định. Để được tư vấn về cách thức bảo vệ quyền lợi, người tiêu dùng liên hệ tổng đài tư vấn, hỗ trợ miễn phí 1800.6838. |
Theo PLO
Lên lịch xét xử vụ án 'chai Number 1 có ruồi giá nửa tỷ'
相关推荐
- Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- Điều tra vụ tai nạn trên cầu vượt IC3 Cần Thơ khiến ba người đi xe máy tử vong
- Nhiệt điện dự kiến tiêu thụ hơn 37 triệu tấn than
- 3 ca Covid
- National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- Chăm sóc cả gia đình với gói bảo hiểm ‘Pru
- Các bệnh viện sẽ phải tạm dừng hoạt động nếu không an toàn
- Tăng trưởng 24% thị trường ô tô đạt trên 300 nghìn xe