当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【giải mã kèo bóng đá hôm nay】Lật tẩy thủ đoạn giả nhà sư xin tiền khách hành hương

【giải mã kèo bóng đá hôm nay】Lật tẩy thủ đoạn giả nhà sư xin tiền khách hành hương

2025-01-10 15:32:56 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

Đến hẹn lại lên,ậttẩythủđoạngiảnhàsưxintiềnkháchhànhhươgiải mã kèo bóng đá hôm nay lợi dụng lòng hảo tâm của khách hành hương, nhiều đối tượng lười lao động đã giả nhà sư đi khất thực. Trong những ngày vừa qua, nhiều sư giả đã bị các sư thật của Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.Thủ Dầu Một “lật tẩy”.


Hai đối tượng giả sư khất thực tại khu vực chùa Bà Thiên Hậu bị phát hiện, xử lý và buộc viết cam kết không được tiếp tục giả danh sư để đi khất thực

Sư giả… đến hẹn lại lên

Trong những ngày vừa qua, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.Thủ Dầu Một đã liên tục cử người xuống tìm hiểu, xác định và xử lý các trường hợp nhà sư xuất hiện tại các chùa để xin tiền của khách hành hương. Khi bị lực lượng chức năng nghi vấn mời về Ban chỉ đạo lễ hội để làm việc thì các sư giả quanh co, khẳng định mình là sư thật từ chùa này, chùa kia đến để khất thực! Tuy nhiên, chỉ khi các sư thật xuất hiện và đối chất thì các sư giả nhanh chóng “lộ mặt” và viết cam kết không “mượn áo nhà sư” để vào các nhà chùa trong mùa Lễ hội Rằm tháng giêng ở địa bàn TP.Thủ Dầu Một để xin tiền.

Thượng tọa Thích Thiện Châu, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.Thủ Dầu Một cho biết, do là người tu hành nên cũng không dám “mạnh tay” hay đề xuất cơ quan chức năng xử lý hành vi của các đối tượng giả nhà sư đi khất thực. “Họ hung hăng lắm. Nghe nói ở TP.Hồ Chí Minh có nhà sư vì can thiệp, xử lý sư giả mà bị đánh. Nhưng dù sao chúng tôi cũng phải vào cuộc chứ không thể để họ lừa lọc như vậy được”, Thượng tọa Thích Thiện Châu chia sẻ.

Bước vào mùa Lễ hội Rằm tháng Giêng 2016, theo Thượng tọa Thích Thiện Châu, Ban Trị sự đã chuẩn bị để tham gia cùng lực lượng chức năng nhằm kiên quyết xóa bỏ những vấn nạn, hình ảnh không đúng và không đẹp đối với những người tu hành. Cụ thể, các sư đã nhờ lực lượng chức năng, các “hiệp sĩ” trong các câu lạc bộ phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh tìm kiếm và mời bất kỳ ai đang khất thực trên phố về khu vực Ban điều hành Lễ hội Rằm tháng Giêng để làm việc.

Nhiều sư giả bị phát hiện, xử lý

Ngày 20-2, chỉ trong khoảng một tiếng đồng hồ, các “hiệp sĩ” thuộc Đội phòng chống tội phạm phường Phú Hòa đã ra quân và phát hiện nhiều sư giả lai vãng quanh khu vực các trục đường gần chùa Bà Thiên Hậu để khất thực. Trên đường Đinh Bộ Lĩnh (phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một) đã phát hiện đối tượng Trần Văn Khanh (39 tuổi, ngụ ấp Xóm Chùa, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh) tự nhận pháp danh là Thích Từ Khanh. Tuy nhiên, theo Đại đức Thích Mỹ Ý, thành viên được Ban Trị sự phân công dẹp vấn nạn sư giả trong mùa Lễ hội Rằm tháng Giêng 2016 đã kiểm tra đối tượng Trần Văn Khanh bằng vài câu hỏi liên quan đến “kiến thức cơ bản của đạo Phật thì Khanh lúng túng, ú ớ không trả lời được”.

Khi được yêu cầu viết tên tuổi, quê quán, nơi thường khất thực ra giấy thì đối tượng này viết chữ rất xấu và sai chính tả trầm trọng. Trong đó chữ “khất thực” bị viết sai là “thất thật”. Vị sư giả nhanh chóng bị “lật tẩy”. Lúc này, Khanh thừa nhận khoảng 10 năm trước, khi đang làm công nhân một công ty sản xuất giày gần cầu Bình Triệu (TP.Hồ Chí Minh) thì tại nhà trọ Khanh sinh sống có nhiều người quê Nghệ An, Thanh Hóa chuyên giả nhà sư xin khất thực. Thấy công việc nhẹ nhàng, mỗi ngày có thể kiếm vài trăm ngàn đồng nên Khanh nhanh chóng “đổi nghề” làm sư giả cho đến nay. Khanh khai nhận, trung bình mỗi ngày “đi khất thực” từ 7 đến khoảng 9 giờ kiếm được nhiều nhất 400.000 đồng.

“Nhờ họ chỉ tôi mới biết cách làm. Nhưng tôi đi khất thực vài bữa thì bị bắt tại Sài Gòn nên tôi chuyển sang đi làm thuê làm mướn. Rồi tôi bị bệnh viêm gan B, không làm việc nặng được nên quay lại đóng giả sư đi xin tiền. Tôi có vợ với 3 đứa con đang đi học. Đóng giả sư tôi áy náy lắm nhưng phải làm nuôi con thôi”, Khanh biện minh cho hành động giả sư của mình.

Không chỉ có đàn ông giả sư mà phụ nữ giả nhà sư cũng bị phát hiện, đó là Nguyễn Thị Ngọc Hường (36 tuổi, ngụ phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một) đã cũng bị lực lượng lật tẩy. Làm việc với cơ quan chức năng, Hường khai nhận, sau khi ly dị chồng, Hường thấy người ta khất thực dễ kiếm tiền quá nên bắt chước. Hường mua áo nhà sư, rồi lên khu vực Chợ Lớn, TP.Hồ Chí Minh mua bình bát hành nghề. “Con mới đẻ em bé, không làm gì được nên đi khất thực. Mà dịp rằm này con mới đi. Mỗi ngày con đi khất thực kiếm vài trăm ngàn về mua sữa cho con của con thôi!”, Hường viện lý do về việc giả sư đi khất thực.

Theo Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương, trên địa bàn tỉnh hiện nay gần như không có nhà sư tu hành ở các chùa đi khất thực, vì vậy những nhà sư áo quần luộm thuộm, cầm bình bát xin tiền ngoài đường đều là sư giả. Nhiều năm qua, vấn nạn này vào mùa lễ hội luôn là nỗi lo lắng cho những người tu hành chân chính. Do đó mọi người dân cần cảnh giác, không để các đối tượng lợi dụng lòng hảo tâm để xin tiền khất thực; đồng thời cần báo cho cơ quan chức năng hoặc Ban Trị sự Phật giáo các huyện, thị, thành phố để xác minh, xử lý.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读