(BDO) TheìnhDươngghinhậncatửvongdobệnhtaychânmiệkeo truc tuyen 88o hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến ngày 28-6 Bình Dương ghi nhận hơn 900 ca bệnh mắc tay chân miệng và 2 ca tử vong tạm trú tại phường An Thạnh và phường Thuận Giao, TP.Thuận An.
Số ca mắc cao tập trung tại TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một, TP.Tân Uyên, TX.Bến Cát và huyện Bắc Tân Uyên.
Ca tử vong đầu tiên là bệnh nhi, 38 tháng tuổi tạm trú tại khu phố Thạnh Hòa B, phường An Thạnh, TP.Thuận An, chuẩn đoán bệnh tay chân miệng độ IV-N2 phù phổi cấp. Bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng sốt cao, giật mình, đi loạng choạng. Sau 120 phút hồi sức tích cực và sau 40 giờ nhập viện, bệnh nhân tử vong.
Bệnh nhân tay chân miệng đang điều trị tại bệnh viện
Ca tử vong thứ 2 là bệnh nhi nam, 10 tháng tuổi, hộ khẩu thường trú tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, tạm trú tại khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, TP.Thuận An gần 1 tháng. Bệnh nhân khởi sốt vào ngày 19-6, gia đình đưa đến Bệnh viên Nhi Đồng 1 khám và được bác sĩ tư vấn bị thiếu máu, cho thuốc bổ về. Đến ngày 22-6, bé xuất hiện thêm triệu chứng nôn ói, sáng ngày 23-6 gia đình đưa đến phòng khám tư nhân thuộc phường Thuận Giao được chẩn đoán bệnh tay chân miệng và điều trị ngoại trú. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, gia đình chuyển bé đến Bệnh viện Nhân Sinh (khu phố 4, phường An Phú, TP.Thuận An) khám, sau đó tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương trong tình trạng lơ mơ.
19 giờ cùng ngày, gia đình chuyển bé đi Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng bất tỉnh và tử vong ngày 25-6.
Quá trình điều tra thực địa tại 2 địa phương ghi nhận 2 ca tử vong, ngành y tế tỉnh ghi nhận khu vực gần nhà bệnh nhi là các phòng trọ, sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt. Nhân viên y tế tiếp tục điều tra các khu vực quanh nhà trọ, nơi ở các bệnh nhi trong vòng 14 ngày nhưng không có ca mắc bệnh tay chân miệng và vẫn đang tiếp tục điều tra.
Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết: Hiện số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng gia tăng, phức tap trong 2 tuần gần đây. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái số ca mắc có xu hướng giảm. Bệnh tay chân miệng có đặc trưng sốt cao trên 2 ngày không hạ, giật mình chới với khi ngủ. Khi trẻ có 2 triệu chứng này, phụ huynh cần nghĩ đến bệnh tay chân miệng.
Trẻ mắc tay chân miệng có thể diễn tiến nặng trong 5 ngày đầu, đặc biệt trong 3 ngày đầu tiên sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện.
Tin, ảnh: Hoàng Linh