【bình định vs hà nội】“Ươm mầm” tình yêu âm nhạc dân tộc

 人参与 | 时间:2025-01-10 23:50:22

VHO - Với mong muốn xây dựng nên những thế hệ khán giả nghe nhạc dân tộc bằng cảm xúc và sự hiểu biết,Ươmmầmtìnhyêuâmnhạcdântộbình định vs hà nội suốt 15 năm qua, lớp học miễn phí của NSND Tuyết Mai vẫn bền bỉ “ươm mầm”. Không chỉ đi được đường dài, mà nơi đây còn mang lại tín hiệu vui cho âm nhạc dân tộc, khi số lượng học viên tham gia lớp học này ngày càng đông và trẻ hóa.

“Ươm mầm” tình yêu âm nhạc dân tộc - ảnh 1
Các học viên biểu diễn tiết mục đàn tranh tại buổi bế giảng lớp học nhạc cụ dân tộc của NSND Tuyết Mai

 15 năm cần mẫn “gieo hạt”

Có thể nói, âm nhạc dân tộc chính là “quốc hồn, quốc túy” của mỗi quốc gia. Nền âm nhạc truyền thống mà Việt Nam đang có là sự kết tinh đáng tự hào của những sáng tạo nghệ thuật được lưu truyền, bồi đắp qua nhiều thế hệ. Chính vì thế, nhiệm vụ của giới trẻ hiện nay, những chủ nhân tương lai của đất nước là phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống ấy.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều người trẻ chưa có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu nên vô hình chung đã có một rào cản lớn giữa họ và âm nhạc dân tộc. Nhất là trong môi trường hiện đại, các bạn trẻ có quá nhiều điều kiện để tiếp cận với các thể loại âm nhạc, nghệ thuật, hình thức văn hóa, giải trí hấp dẫn…

Với mong muốn mang âm nhạc dân tộc đến gần hơn với công chúng, nhiều năm qua, NSND Tuyết Mai đã cố gắng lan tỏa tình yêu nghệ thuật thông qua các buổi giao lưu tại trường học. Ở đó, cô không chỉ giới thiệu những tiết mục âm nhạc đặc sắc mà còn giải thích cụ thể cho các em về các loại nhạc cụ, làn điệu dân ca như: Đàn tam thập lục, đàn tranh, đàn bầu, sáo trúc, trống, dân ca Quan họ Bắc Ninh… NSND Tuyết Mai chia sẻ: “Điều mà tôi hướng đến là các em biết và phân biệt được các loại nhạc cụ hay làn điệu dân ca. Từ đó, bước đầu tạo ra được lớp khán giả trẻ cho âm nhạc truyền thống nước nhà”.

15 năm qua, cứ mỗi dịp hè về, NSND Tuyết Mai lại mở những lớp học nhạc cụ miễn phí tại chính ngôi nhà của mình. Ban đầu, học viên của lớp hầu hết là những bạn trẻ, rồi dần dà lớp học được truyền tai nhau, độ tuổi học viên ngày càng được mở rộng. Cô cho biết, mình đã mất tới 13 năm rèn luyện với các phím đàn dân tộc, thêm 3 năm học thạc sĩ chuyên ngành giáo dục mới có thể biểu diễn chuyên nghiệp. Thế nên, theo cô, chỉ khi khán giả biết một cách rõ ràng về những gì mình nghe, họ mới có thể yêu nó lâu dài. “Lớp học không phải với mục đích đào tạo học viên trở thành nghệ sĩ biểu diễn hay chơi đàn chuyên nghiệp mà mong muốn của tôi là xây dựng nên thế hệ khán giả nghe nhạc dân tộc bằng cảm xúc và sự hiểu biết, giúp họ có thể thưởng thức một cách trọn vẹn âm nhạc dân tộc theo đúng giá trị vốn có”, nghệ sĩ cho biết.

“Ươm mầm” tình yêu âm nhạc dân tộc - ảnh 2
Lớp học còn có sự tham gia của học viên người nước ngoài

Nối dài tình yêu

“Lớp học của tôi giống như câu chuyện mai mối vậy. Nếu thích, họ sẽ đi một chặng đường dài với nó. Còn không chỉ dừng lại ở biết thôi, như thế cũng đủ để tôi đạt được mục đích của mình là giúp công chúng gọi tên chính xác, hiểu nguồn gốc, xuất xứ của những nhạc cụ cơ bản”, cô bày tỏ. Và thật vui khi kết thúc mỗi khóa học thì lại có vài bạn quyết tâm theo học các khóa nâng cao để có thể chơi nhạc cụ thuần thục hơn. Có những học viên đã theo lớp 5 - 10 năm và có cả những học viên đã trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp.

15 năm là khoảng thời gian mà lớp học của NSND Tuyết Mai tồn tại, đến nay số học viên cứ tăng dần qua mỗi khóa, cho thấy một tín hiệu tích cực từ hướng đi của nữ nghệ sĩ. Tiếng lành bay xa, học viên tìm đến ngày một đông hơn, có những em nhỏ chỉ mới bước chân vào lớp 1, những cô cậu sinh viên tuổi đôi mươi, thậm chí cả các cụ già đã chạm ngõ 80… Số lượng học viên là con số biết nói để NSND Tuyết Mai nhận thấy mọi người không hề quay lưng với âm nhạc dân tộc. Đặc biệt hơn, lớp còn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bình Thạnh. NSND Tuyết Mai chia sẻ: “Sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình từ phía địa phương đã giúp tôi cảm thấy ấm lòng và nhận ra con đường mình đi là đúng đắn. Không những thế, chính sự quan tâm của các ngành các cấp đã giúp lan tỏa giá trị âm nhạc dân tộc đến tất cả mọi người được mạnh mẽ hơn. Và thật vui khi lớp học năm nay còn thu hút được nhiều bạn trẻ nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam”.

Với phương châm giữ gìn bản sắc, đồng thời tuyên truyền, phổ biến rộng rãi văn hóa dân tộc đến với bạn bè quốc tế, vừa qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bình Thạnh đã phối hợp với NSND Tuyết Mai tổ chức lớp “Thanh âm nhạc Việt - Suối nguồn cảm hứng”. Bà Võ Thị Phương Uyên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bình Thạnh cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai trong việc giới thiệu về âm nhạc truyền thống nói chung, nhạc cụ dân tộc nói riêng để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển du lịch địa phương. Bên cạnh đó sẽ đẩy mạnh hoạt động truyền dạy, quảng bá qua các kênh mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok… để âm nhạc dân tộc có thể đến gần hơn nữa với khán giả một cách đơn giản nhất và nhanh nhất.

Có thể thấy, việc tạo ra thế hệ khán giả trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc nói riêng và các giá trị di sản của đất nước nói chung. Thay vì cho rằng người trẻ quay lưng với âm nhạc truyền thống, thì hãy “đánh thức” tình yêu trong họ bằng cách ươm mầm cảm thụ, dần dà sẽ tạo được sự yêu quý, trân trọng và ý thức gìn giữ cần thiết, nhất là ở thời điểm hiện tại. 

顶: 6踩: 6