Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên động,ộYtếchỉracácloạicỏmọcvenđườnglàcâythuốcquývànhữnglưuýkhidùtỷ lệ kèo cược bóng đá thực vật đa dạng và được ghi danh trên bản đồ dược liệu thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng thảo dược. Trong đó Việt Nam cũng là một trong những nước ưu tiên sử dụng các loại thuốc từ thảo dược hơn là lạm dụng Tây y.
Bộ Y tế đã đưa ra tài liệu hướng dẫn nhận biết 70 cây thuốc được sử dụng cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Trong đó có nhiều loại cỏ mọc dại ven đường. Tuy nhiên, khi sử dụng, người dân cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc có kiến thức vững vàng.
Cây nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi còn được gọi là cỏ mục, hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, thuộc họ cúc. Cây có khả năng bổ can thận, chữa các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau. Cách sử dụng là sắc uống; giã vắt lấy nước uống; bã đắp vết thương; dùng phối hợp với các cây thuốc khác chữa chứng xuất huyết.