Chỉ trong vòng hơn một tháng qua,sợnapoli vs udinese thị trường bất động sản tại Tp.HCM liên tiếp chứng kiến các đợt giảm giá căn hộ liên tiếp của một số chủ đầu tư như Phát Đạt, Novaland, Chương Dương…trong đó có một số dự án giảm mạnh lên tới 50% như Sunrise City, The EverRich 3…
Theo lý giải của hầu hết các chủ đầu tư, nguyên nhân của việc giảm giá là vì doanh nghiệp đã quá “bí” với đầu ra, thanh khoản gần như tê liệt trong suốt thời gian dài. Trên thực tế, dù không nói ra, song ai cũng hiểu, có không ít doanh nghiệp tại phía Nam đã quá “ớn” với chính dự án của mình.
Trong khi đó, tại Hà Nội, trái hẳn với tâm lý sốt sắng của nhiều doanh nghiệp địa ốc phía Nam, không ít chủ đầu tư bất động sản tại Hà Nội vẫn tỏ ra là những doanh nghiệp có “năng lực tài chính”. Động thái giảm mạnh giá bán nhằm xả hàng tồn hầu như không được mấy doanh nghiệp tại Hà Nội áp dụng. Thậm chí khá nhiều dự án mới lại được một số chủ đầu tư hồ hởi trình làng. Với việc khởi công dự án D’. Le Pont D’or - Hoàng Cầu, tập đoàn Tân Hoàng Minh đã cùng lúc thực hiện 4 dự án bất động sản đều ở phân khúc cao cấp. Đơn cử như tập đoàn Tân Hoàng Minh, sau những đồn đoán cho rằng doanh nghiệp này đang “cháy túi” đã phản hồi lại những nghi ngờ bằng việc nộp một phần tiền sử dụng đất cho một dự án tại khu Hoàng Cầu, Hà Nội.
Không những thế, một đại diện của Tân Hoàng Minh cho biết, vào ngày 6/10 tới doanh nghiệp này sẽ chính thức triển khai khởi công dự án D’. Le Pont D’or - Hoàng Cầu và bắt đầu nhận đơn đăng ký mua căn hộ tại đây. Một khoản vốn không nhỏ cũng được doanh nghiệp này dành để đầu tư các căn hộ mẫu với thời hạn hoàn thành trong tháng 11 tới.
Một chủ đầu tư khác là tập đoàn Vingroup cũng chứng minh “tình yêu bất động sản” của mình khi tiếp tục rót thêm 200 tỷ cho hạ tầng, tiện ích tại tổ hợp Times và Royal City.
Đáng chú ý, sau nhiều năm trời đàm phán, Vingroup đã chính thức được Hà Nội cấp cho hơn 200 ha đất tại Long Biên để tiếp tục triển khai lĩnh vực bất động sản, sau khi doanh nghiệp này muốn được làm chủ đầu tư dự án đường trên cao vành đai 2 theo hình thức BT.
Trả lời VnEconomy, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh Đỗ Quang Lâm khẳng định, nguồn vốn để triển khai dự án tập đoàn này đã thu xếp xong, trong đó chủ yếu là vốn tự có. Vấn đề còn lại đối với các dự án của doanh nghiệp này chỉ là các thủ tục, giấy phép về xây dựng. Trong khi đó “đại gia thuốc lào” Lê Thanh Thản cũng cho biết, dù thị trường đang giai đoạn khó khăn, song doanh nghiệp này vẫn rất “kết” lĩnh vực bất động sản. Ngoài các dự án đang triển khai như Đại Thanh, Kim Văn Kim Lũ... tới đây, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục triển khai dự án VP5 Linh Đàm dưới hình thức nhà xã hội.
“Vốn chúng tôi tự có nên tới đây có doanh nghiệp nào bán lại dự án, lô đất nào là chúng tôi sẽ mua ngay nếu giá cả hợp lý”, ông Thản nói.
Một số chủ bất động sản khác như Bitexco,Lũng Lô, Refico…cũng khẳng định, họ đang đặt nhiều kỳ vọng vào một “làn gió mới” trên thị trường bất động sản trong thời gian tới, đặc biệt là những tháng cuối năm. Hàng loạt kế hoạch khởi động, chào bán kế căn hộ cũng đang được các doanh nghiệp này cấp tập khởi động.
Với những doanh nghiệp trái ngành, “tình yêu” với bất động sản dường như có phần còn mãnh liệt hơn khi mà chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, từ tháng 3 - 8/2013, UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành cấp phép, phê duyệt chủ trương đầu tư cho hơn 5 doanh nghiệp vốn không liên quan gì đến bất động sản được phép triển khai những dự án địa ốc sau khi đã chuyển đổi mục đích sử dụng những lô đất vàng. Theo VnEconomy |