当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bảng xếp hạng giải ba lan】Chính phủ bàn giải pháp gỡ "nút thắt cổ chai" của nền kinh tế

CP

Hội nghị trực tuyến toàn quốc để thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019.

Chậm giải ngân do thủ tục hay tinh thần,ínhphủbàngiảiphápgỡquotnútthắtcổchaiquotcủanềnkinhtếbảng xếp hạng giải ba lan thái độ?

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đầu tư công đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế, chiếm tới 10,7% GDP cả nước, 32% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Mặc dù có vai trò lớn như vậy, song tình trạng chậm giải ngân đã tạo ra "nút thắt cổ chai" với nền kinh tế trong nhiều năm qua, và đặc biệt thấp trong năm nay. Việc chậm giải ngân gây ra hàng loạt hệ luỵ.

Cụ thể, chậm giải ngân ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, làm chậm tiến độ hàng loạt dự án, trong đó có những dự án quan trọng, ảnh hưởng tới niềm tin của nhà tài trợ…; chi phí vốn đội lên, việc làm giảm, nợ nần tăng… Chính vì vậy, Thủ tướng nêu rõ tại Hội nghị này các bộ, ngành, địa phương sẽ cùng phân tích, mổ xẻ tình trạng này để làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra giải pháp.

"Nói chậm do giải phóng mặt bằng (GPMB), thể chế chính sách… nhưng tại sao nhiều địa phương vẫn giải ngân tốt, đạt 70 - 80%. Trong khi đó, nhiều địa phương chỉ đạo thế nào mà chỉ giải ngân 10 - 15%? Phải thấy rõ trách nhiệm của mình chứ không chỉ đổ cho nguyên nhân khách quan. Chậm do vốn, thủ tục hay tinh thần thái độ không tích cực? Tại sao người khác làm được mà mình không làm được?", Thủ tướng đặt ra những câu hỏi và yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân để từ đó đưa ra giải pháp thiết thực, cụ thể, rút kinh nghiệm năm nay để sang năm giải ngân kịp thời, chặt chẽ.

Nhấn mạnh các bài học kinh nghiệm tốt, hay dở đều phải được phân tích để tìm giải pháp cho điều hành chung, Thủ tướng nêu rõ khối lượng vốn còn rất lớn, đang trông chờ sự chỉ đạo quyết liệt đưa vào cuộc sống.

Còn tình trạng nể nang, rà soát không kỹ

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định giải ngân vốn đầu tư công đang là "điểm mờ trong bức tranh sáng của nền kinh tế". Tổng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019 được Quốc hội quyết định là 429.300 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, số vốn được giao đạt trên 391.000 tỷ đồng, bằng 92,16%. Số vốn còn lại chưa giao khoảng 33.683 tỷ đồng, chủ yếu do chưa có danh mục, dự án chưa đủ thủ tục, một số bộ, ngành, địa phương xin giảm kế hoạch và trả lại vốn, chờ điều chỉnh chủ trương, lúng túng trong điều chỉnh…

Về thực trạng giải ngân, ước 9 tháng đầu năm đạt 192.136 tỷ đồng, bằng 45,17% so với kế hoạch Quốc hội giao và bằng 49,14% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2018 (tương ứng đạt 50,93% và 52,46%), trong đó giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ và ODA đều đạt thấp. Có 7 bộ, ngành và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70% song cũng có 31 bộ, 19 địa phương giải ngân chỉ đạt dưới 50%.

Phân tích về các nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng các nguyên nhân "rất phong phú, đa dạng, không có nguyên nhân duy nhất, có nguyên nhân gián tiếp, trực tiếp, nguyên nhân của các nguyên nhân…".

Các nguyên nhân khách quan được chỉ ra là do một số vướng mắc về thể chế, pháp luật đầu tư công. Mặc dù Luật Đầu tư đã được sửa đổi nhưng do Luật mới chưa có hiệu lực nên vướng mắc còn tồn tại. Việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu…. còn nhiều lúng túng, mất thời gian trong GPMB, vướng mắc trong khiếu kiện đất đai, thủ tục phê duyệt thiết kế; việc thực hiện phân cấp chưa triệt để; sự khác biệt về thủ tục giải ngân, rút vốn giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đối với các dự án ODA.

ĐT
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: PV

Về phía nguyên nhân chủ quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ là do công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế và khả năng giao vốn, giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch. Nhiều dự án được giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân, tiên lượng khả năng hoàn thiện thủ tục đầu tư chưa chính xác, kịp thời nên không giao được kế hoạch… "Đây là trách nhiệm của cả cơ quan tổng hợp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và của các bộ, ngành, địa phương, do rà soát không kỹ, nể nang giữ nguyên đề xuất của bộ, ngành, địa phương mà không tham mưu, kiến nghị điều chỉnh phù hợp", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Không giao vốn năm tới cho các dự án giải ngân năm 2019 đạt dưới 50%

Cùng với đó, công tác giao kế hoạch chậm, chưa phù hợp yêu cầu tiến độ dự án. Công tác tổ chức triển khai tại các bộ, ngành, địa phương nhiều bất cập. Với ODA, nguyên nhân giải ngân chậm có nhiều đặc thù, nhiều dự án phải thực hiện điều chỉnh hiệp định vay mặc dù dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng không thể giải ngân. Công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn nhiều bất cập, dẫn tới tính sẵn sàng của dự án thấp. Một số dự án gặp vướng mắc về thủ tục cho vay lại, vốn đối ứng…

Từ thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 4 nhóm giải pháp cụ thể để khắc phục. Trong đó, về chính sách, sẽ trình Chính phủ xem xét, cho phép không áp dụng quy định dự án phải có quyết định đầu tư trước 31/10 năm trước, bao gồm cả nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư; không áp dụng quy định tiết kiệm 10% trên tổng mức đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ; nghiên cứu để trình cấp có thẩm quyền cho phép giao kế hoạch năm 2020 theo hướng đổi mới, phù hợp với Luật Đầu tư công năm 2019, rút kinh nghiệm triệt để tình trạng giao chậm, giao nhiều lần trước đây.

Về chế tài, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân không chỉ năm 2019 mà còn có trách nhiệm với dự kiến kế hoạch năm 2020 của đơn vị mình. Trong đó, kiến nghị kiên quyết không bố trí vốn kế hoạch năm 2020 đối với các dự án sử dụng vốn NSNN (trong nước) đến ngày 30/11/2019 giải ngân chậm đạt dưới 50% kế hoạch vốn năm 2019 được giao đầu năm, trừ những dự án mua sắm trang thiết bị.

Tiếp đó, tại hội nghị, đại diện nhiều bộ, ngành, đặc biệt là những bộ ngành sử dụng vốn đầu tư công nhiều nhất như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế… đã báo cáo về tình hình giải ngân thực tế tại đơn vị và nêu ra những vướng mắc, tồn tại trong công tác giải ngân.

Hoàng Yến

分享到: