Vicem đang chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường xi măng Việt Nam. Trong ảnh: Sản xuất tại Công ty Vicem Hải Phòng. Ảnh: Đức Thanh |
Cuộc đổ bộ của các “ông lớn” trong khu vực
Tháng 3/2017,ộcchơiximăngsẽvềkết quả hạng nhất hàn quốc Siam Cement Group (SCG), tập đoàn xi măng số 1 của Thái Lan, đã chính thức tham gia cuộc chơi lớn tại thị trường xi măng Việt Nam khi mua lại Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Việt Nam (VCM) với giá 156 triệu USD. SCG là tập đoàn có giá trị vốn hóa lên đến 18 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng công suất thiết kế của Thái Lan và sẽ đạt công suất thiết kế hơn 12 triệu tấn tại các quốc gia khác trong ASEAN.
Ở Việt Nam, SCG bắt đầu hoạt động từ năm 1992 và hiện là cổ đông của nhiều doanh nghiệpdẫn đầu trong các lĩnh vực như ống PVC (Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong), giấy bao bì (Kraft Vina), hóa dầu (Hóa dầu Long Sơn), gạch men (Prime Group) hay xi măng (Xi măng Bửu Long). Với kinh nghiệm và tiềm lực tài chính, vị trí nhà máy tại miền Trung có thể “ra Bắc vào Nam” nhanh chóng, các nước cờ tiếp theo trong cuộc chơi của SCG là không thể xem nhẹ.
Nếu thương vụ của SCG còn mang tính “thăm dò chiến lược”, thì thương vụ Siam City Cement (SCCC), tập đoàn xi măng số 2 Thái Lan, chi đến 580 triệu USD mua lại Holcim Việt Nam cho thấy ý định tấn công không khoan nhượng.
Không chỉ tới Việt Nam, trong năm 2016, tập đoàn có 47 năm kinh nghiệm này đã chi tới 1 tỷ USD để thực hiện chiến lược mở rộng sang các nước trong khu vực.
Với việc mua lại Holcim Việt Nam, SCCC đã “có ngay” 20% thị phần và công suất thiết kế 6,3 triệu tấn/năm tại khu vực phía Nam – thị trường tăng trưởng nhanh nhất cả nước. Quan trọng hơn, SCCC đã tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh rất lớn khi giành được quyền kiểm soát nguồn nguyên liệu sản xuất vốn dĩ rất khan hiếm ở khu vực này. Đây là một yếu tố mà các đối thủ khác sẽ cần phân tích kỹ trong chiến lược cạnh tranh với SCCC.
Một đại gia khác từ Indonesia là PT Semen Indonesia (Semen Gresik trước đây) đã gia nhập thị trường từ đầu năm 2013 với thương vụ khá ồn ào - mua lại 70% cổ phần Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long trị giá 230 triệu USD. PT Semen Indonesia thậm chí là tập đoàn xi măng lớn nhất Đông Nam Á, có công suất 35,5 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, cuộc “đổ bộ” của đại gia này vào phía Bắc, nơi có trữ lượng đá vôi dồi dào, chưa thực sự ấn tượng như quy mô và cái giá “khá đắt” của thương vụ. Kể từ khi gia nhập, PT Semen Indonesia vẫn duy trì một dây chuyền với công suất 2,2 triệu tấn/năm, doanh thu tăng ổn định từ khoảng 2.400 tỷ đồng năm 2014 lên hơn 2.700 tỷ đồng năm 2016. Với ưu thế 2 dây chuyền mở rộng tại Quảng Ninh và Bình Phước đã thuộc diện “quy hoạch”, các bước đi của đại gia Indonesia 3 năm qua cho thấy sự cẩn trọng nhất định trong bối cảnh mật độ đối thủ cạnh tranh dày đặc và dư thừa công suất tại khu vực.
Từ cánh chim đầu đàn Vicem đến sự trỗi dậy của các ngôi sao trẻ
Năm 2016, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) chiếm đến 36% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa, đứng đầu thị trường. Điều đó cho thấy, các yếu tố “địa phương” như khả năng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, mức độ thâm nhập thị trường, chính sách bán hàng linh hoạt của doanh nghiệp nội đang thắng thế so với tiềm lực tài chính, công nghệ, trình độ quản trị của doanh nghiệp ngoại.