88Point88Point

【đội tuyển bóng đá quốc gia latvia】Tương lai nào cho các dự án thay tên, đổi chủ?

Người cũ,ươnglainàochocácdựánthaytênđổichủđội tuyển bóng đá quốc gia latvia nỗi lo mới

Thời gian gần đây, trong khi hàng loạt dự án bất động sản xúc tiến kế hoạch kinh doanh mới, có một cái tên gây chú ý trong giới đầu tư bất động sản là Dự án Thăng Long Victory của Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Phúc Hà (IPACO).

Việc chuyển từ dự án nhà thương mại thành nhà ở xã hội của Brightcity đã gây bão dư luận trong thời gian qua

Theo giới thiệu của Phúc Hà, đây là dự án thuộc phân khúc căn hộ trung bình, được đầu tư xây dựng trên khu đất rộng hơn 3 ha, với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Dự án gồm 5 tòa chung cư cao tầng (ký hiệu từ T1 đến T5), được xây dựng trên phần đất dịch vụ hỗn hợp Khu đô thị mới Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội).

Điều khiến giới đầu tư chú ý không phải vì sự mới mẻ của Dự án, mà thực chất, đây là một dự án cũ do Phúc Hà làm chủ đầu tư từ năm 2009 với tên gọi Phuc Ha City Garden. Dự án này đã bất động suốt từ năm 2009 và đến cuối năm 2013, được IPACO tái khởi động với tên gọi mới là Thăng Long Victory.

Một dự án bất động sản khác cũng thu hút sự quan tâm của dư luận là Dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ, chung cư AZ Thăng Long do Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long (một pháp nhân khác do ông Bùi Viết Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản AZLand, công ty có liên quan đến hàng loạt dự án bất động sản tai tiếng ở Hà Nội và Vĩnh Phúc) thành lập để thực hiện Dự án.

Dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ, chung cư AZ Thăng Long (tên gọi trước đây là Brighcity) vốn là chung cư thương mại được xúc tiến xây dựng từ năm 2010. Đến giữa năm 2013, Dự án được chủ đầu tư đề nghị chuyển đổi thành nhà ở thương mại. Nhiều khách mua nhà tại Dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ, chung cư AZ Thăng Long đã có đơn kiến nghị, phản đối việc làm này của chủ đầu tư, vì xâm phạm đến quyền lợi của người mua.

Theo những thông tin chúng tôi có được, UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận chủ trương xin chuyển đổi Dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ, chung cư AZ Thăng Long của Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long. Tuy nhiên, văn bản chấp thuận chủ trương không nói rõ phương án giải quyết quyền lợi cho người mua nhà liên quan đến việc chuyển đổi tính chất của dự án này.

Người mới, hy vọng mới

Trong sự khó khăn kéo dài của thị trường bất động sản, nhiều dự án bất động sản trị giá ngàn tỷ đồng tại Hà Nội đã được đổi chủ, hay khoác lên mình những tên gọi mới, như Hanoi WestGate hay FLC Garden City.

Mới đây nhất, Công ty Keppel Land (Singapore) chính thức công bố kế hoạch liên doanh với công ty con của Tập đoàn Gami Group (Việt Nam) là Công ty cổ phần Tài chính và Phát triển doanh nghiệp để triển khai Dự án Hà Nội WestGate (huyện Quốc Oai, dọc Đại lộ Thăng Long), với quy mô vốn đầu tư 100 triệu USD, rộng 52,5 ha. Trong đó, Keppel Land dự kiến nắm giữ 60% cổ phần. Nếu việc liên doanh thành công, đây sẽ là dự án đô thị đầu tiên của Keppel Land tại Hà Nội.

Trước đó, cuối quý III/2013, Tập đoàn FLC cũng đã mua lại 99% vốn cổ phần của Công ty Alaska Land (tương đương 300 tỷ đồng), chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Alaska Garden City (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Sau khi mua lại Khu đô thị Alaska Garden City, FLC đã đổi tên dự án này thành FLC Garden City. Dự án được xây dựng trên khu đất có diện tích 7,895 ha, với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng.

Cuối năm 2013, FLC Group cũng đã tìm được nhà tài trợ vốn cho FLC Garden City là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo thỏa thuận, BIDV sẽ giải ngân cho khách hàng mua sản phẩm tại FLC Garden City theo ưu đãi của BIDV (FLC hỗ trợ 6 tháng chi phí lãi vay đầu tiên). Chủ đầu tư FLC Garden City cho biết, Dự án sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2014, dự kiến hoàn thành vào năm 2017.

Năm 2013, thị trường bất động sản Hà Nội còn chứng kiến một vụ chuyển nhượng dự án đình đám khác là Khu đô thị Park City (rộng gần 80 ha, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng) tại Hà Đông, Hà Nội. Dự án khởi công từ tháng 3/2010 do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Vinaconex Hoàng Thành làm chủ đầu tư. Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2014 với khoảng 1.233 biệt thự song lập, nhà liền kề và căn hộ cao cấp. Tuy nhiên, Vinaconex Hoàng Thành sau đó đã không thể hoàn thành Dự án theo đúng cam kết, mà phải bán lại toàn bộ cổ phần (của Vinaconex) cho Công ty Perdana (thuộc Samling, tập đoàn khai thác gỗ lớn nhất của Malaysia).

Câu chuyện về Dự án Park City là điển hình về một kết thúc có hậu của những dự án bất động sản phải “thay tên, đổi chủ” và đó có thể được coi là hướng để mở ra những hy vọng mới, tốt đẹp hơn cho thị trường bất động sản.

赞(62939)
未经允许不得转载:>88Point » 【đội tuyển bóng đá quốc gia latvia】Tương lai nào cho các dự án thay tên, đổi chủ?