【sin88.net】FDI: Từ “thảm đỏ” đến thảm cảnh môi trường
Công to, tội lớn
Khu vực FDI tại Việt Nam đã tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2015, cả nước còn hơn 20.000 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 282 tỷ USD, một con số đầu tư khổng lồ đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam. Song, bên cạnh những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế trong nước, đầu tư FDI đã để lại những hệ lụy về mặt môi trường. Đã có nhiều vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường làm chấn động dư luận trong thời gian qua và hậu quả của nó là không gì bù đắp nổi.
Tháng 9-2008, Công ty TNHH Vedan Việt Nam (Đài Loan) bị phát hiện xả nước thải “chui” ra sông Thị Vải (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) gây ra 80 – 90% ô nhiễm cho sông này. Với 12 lỗi vi phạm, Vedan phải nộp phạt hành chính 267,5 triệu đồng và phải nộp 127 tỷ đồng truy thu phí bảo vệ môi trường. Cũng là DN FDI đầu tư sản xuất sản phẩm mỳ chính, từ năm 2008 đến 2014, Công ty TNHH Miwon Việt Nam tại Phú Thọ đã nhiều lần bị phát hiện xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn. Năm 2014, Công ty này đã bị xử phạt 515 triệu đồng vì hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên khi mỗi ngày DN xả tới 150m3 nước thải bẩn ra môi trường. Năm 2015, danh sách DN FDI gây ô nhiễm môi trường ghi nhận trường hợp Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, dự án nhiệt điện than lớn đầu tiên của khu vực miền Nam đặt tại tỉnh Bình Thuận. Tháng 4-2015, người dân địa phương đã phong tỏa quốc lộ 1 để phản đối ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng do nhà máy này thải ra.
Vụ việc ô nhiễm môi trường tại miền Trung vừa qua là đỉnh điểm của vấn nạn này. Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. Công ty này đã gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế khi xả nước thải chưa qua xử lý ra biển. Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm và cam kết bồi thường thiệt hại 500 triệu USD.
Ngay sau sự việc tại Formosa, sự cố gây ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy Lee& Man (Hậu Giang) cũng được phát hiện, nối dài danh sách các DN FDI gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.
Trên đây chỉ là những vụ việc điển hình của rất nhiều những vụ gây ô nhiễm môi trường của DN FDI tại Việt Nam. Dù DN gây ô nhiễm đã phải đền bù song “được vạ thì má đã sưng” bởi môi trường đã ô nhiễm nặng nề. Nguyên nhân của thực trạng này là do việc vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa tuân thủ theo quy định. Trong khi đó, các cơ quan quản lý và giám sát về môi trường còn thiếu cả về thiết bị và nhân lực nên công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra còn hạn chế, chế tài xử phạt chưa có tính răn đe cao, trong khi không phải DN FDI nào cũng có thể xác định một cách cụ thể các chất thải và những tác hại của nó đến môi trường. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh trong việc thu hút, quản lý các dự án FDI về những nguy cơ gây thiệt hại kinh tế và ô nhiễm môi trường.
Rõ ràng trong thời gian qua chúng ta đã quá dễ dãi khi thực hiện thu hút đầu tư FDI. Nhiều dự án FDI đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao trong việc gây ô nhiễm môi trường như sản xuất thép, dệt may, sản xuất giấy, mỳ chính… đã được chúng ta cấp phép nhưng việc thẩm định về môi trường của các dự án chỉ trên hồ sơ, mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền kiểm.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong thời kỳ đầu của quá trình thu hút vốn FDI, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác trong quá trình thu hút nguồn vốn này. Đó cũng là căn nguyên chính mà đôi khi nước tiếp nhận đầu tư chấp nhận các dự án công nghiệp có gây ô nhiễm mà bản thân các dự án này không được phép triển khai ở các nước đi đầu tư. Trong khi đó, một trong số những nhược điểm của FDI là khả năng gây ra những tác động môi trường có hại, đặc biệt là ở những ngành công nghiệp nặng và công nghiệp khai khoáng đối với các nước chậm phát triển hơn.
Quy trách nhiệm cá nhân
TS. Nguyễn Mạnh Hải, Trưởng ban Chính sách dịch vụ công (CIEM) cho biết, trong các dự án FDI ở Việt Nam đa số (trên 80%) công nghệ sử dụng chưa phải là loại tiên tiến, hiện đại, chỉ ở mức trung bình so với thế giới. Tỷ lệ các DN sử dụng công nghệ cao là rất ít, chỉ khoảng 5-6%, và có khoảng 14% số DN sử dụng công nghệ ở mức thấp và lạc hậu.
Báo cáo của CIEM cũng cho thấy, gần đây đã có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn FDI tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như sửa chữa tàu biển, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm… vào Việt Nam, trong khi nhiều địa phương chưa có cơ chế kiểm soát về môi trường. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách, một mặt, Việt Nam cần tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn thông qua việc xóa bỏ các rào cản hành chính và thể chế, mặt khác, rất cần phổ biến đầy đủ và siết chặt việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với các nhà đầu tư để có thể lựa chọn được các nhà đầu tư có chất lượng, có ý thức bảo vệ môi trường của Việt Nam trong quá trình đầu tư.
Để kiểm soát các dự án FDI gây ô nhiễm môi trường, theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, “với lĩnh vực đầu tư dễ gây ô nhiễm môi trường như ngành giấy, gia dày, dệt may… chúng ta phải chọn lọc dự án kỹ càng, khắt khe hơn; đánh giá về tác động môi trường phải thực hiện nghiêm túc hơn; việc kiểm tra, giám sát triển khai dự án phải thực hiện ngay từ bước đầu, không để xảy ra sự việc như Formosa”. Với những chủ đầu tư có lịch sử không vi phạm pháp luật về trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, ông Toàn cho rằng nên ưu ái, kiểm soát ít hơn, ngược lại những chủ đầu tư nào có tiền sử xấu cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn, đồng thời sẵn sàng đóng cửa các DN gây ô nhiễm môi trường nếu vi phạm và không chịu bồi thường. Điều này cũng là để sàng lọc dự án, nhờ đó chúng ta có cơ hội tận dụng được những dự án có hàm lượng công nghệ tốt. Ông Nguyễn Văn Toàn cũng cho rằng, rất khó để kiểm soát được tất cả các dự án đầu tư nước ngoài, do đó, ông đề xuất “tất cả các dự án FDI nên thực hiện theo quy hoạch, không nên thấy dự án lớn mà ‘vồ’ lấy để làm, bất chấp tất cả”.
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Phạm Sĩ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc, đối với Việt Nam, điều cần làm trước mắt là nâng cao năng lực giám sát. Theo đó, bất kể DN cam kết đầu tư vào Việt Nam bằng công nghệ gì thì điều tốt nhất có thể làm để giảm thiểu tác động nguy hại đến môi trường là thực thi giám sát xem DN có làm đúng như cam kết hay không. Và giả sử nếu DN không làm đúng thì xử phạt như thế nào.
Thực tế cho thấy, một số địa phương đã thực hiện tốt quyền lựa chọn khi đã mạnh dạn nói “không” với các dự án lớn nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cho rằng cần phải lựa chọn những phân ngành, dự án đầu tư vào Việt Nam thiên về chất, có hàm lượng công nghệ cao để giảm thiểu sự rủi ro về môi trường, TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh, những dự án có ảnh hưởng môi trường và các yếu tố bất lợi khác phải hết sức cân nhắc trong việc lựa chọn và yếu tố này phải được đặt lên hàng đầu, cương quyết không đánh đổi đầu tư bằng mọi giá dẫn tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường bị tàn phá nặng nề. Đồng thời, việc quản lý, giám sát các dự án cần được thực hiện theo đúng quy trình, tiêu chuẩn môi trường đặt ra. “Chúng ta cần đưa ra được những giải pháp mạnh, chế tài nghiêm khắc trong việc xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, cần rà soát lại cơ chế theo hướng người tham gia quyết định phê duyệt dự án phải chịu trách nhiệm mới sàng lọc được chất lượng dự án”, TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.
相关文章
Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
Máy tính xách tay đang trở thành mục tiêu cài bom của khủng bố để tấn công các chuyến bay - Ảnh: AFP2025-01-09Deputy PM meets with leader of Guangxi Zhuang Autonomous Region
Deputy PM meets with leader of Guangxi Zhuang Autonomous RegionSeptember 23, 2024 - 20:342025-01-09Thốt Nốt triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông
Cuối tháng 8-2023, LÐLÐ quậnThốt Nốt tổ chức lễgắn biển công trình thi đua “Nâng cấp, mở rộng tuyến2025-01-09Việt Nam's top leader meets with world leaders
Việt Nam's top leader meets with world leadersSeptember 25, 2024 - 06:462025-01-09Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
"Sách Tết 2025" - ấn phẩm thực hiện dịp cuối năm - đã cháy hàng trong tuần đầu mở bán.Sách Tết 20252025-01-09Bạc Liêu: Truy tìm nhóm thanh niên bắn bị thương cán bộ xã
(CTO) - Ngày 11-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, cho biết đang đi2025-01-09
最新评论