Một thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới đã xuất hiện ở TP.HCM,ấthiệnthủđoạnlừađảotrựctuyếnmớiđấugiálạitầnsốtile hom nay Sóc Trăng và Hà Nội.
Đối tượng lừa đảo treo những chiếc thẻ trên xe gắn máy hay cửa nhà người dân. Thẻ nhựa có màu vàng, với một mặt in số 50.000 đồng, và mặt kia in thông tin hướng dẫn và mã QR.
Với chiêu trò này, kẻ gian dẫn dụ nạn nhân truy cập vào website lừa đảo hoặc tải ứng dụng chứa mã độc nhằm chiếm đoạt tài sản. Đối tượng lừa đảo cũng có thể đưa ra hướng dẫn để người dân thực hiện theo và chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, chiêu trò lừa đảo treo thẻ chứa mã QR trên gương xe, cửa nhà người dân mới đây cũng đã xuất hiện tại địa bàn TP.HCM, Sóc Trăng và được lực lượng công an tại các địa phương này cảnh báo.
Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân cần nâng cao cảnh giác trước hình thức lừa đảo trực tuyến mới kể trên; Cần cẩn trọng khi quét mã QR, xác minh kỹ thông tin giao dịch mới thực hiện các bước chuyển tiền trực tuyến.
Khi quét mã QR có đưa tới đường link lạ, người dân cần phải kiểm tra kỹ có bắt đầu với ‘https’ hay không, mới quyết định thực hiện tiếp các thao tác.
Đấu giá lại tần số C3
Chiều ngày 9/7, tại tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện, Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt đã tổ chức buổi đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3.800 - 3.900 MHz (khối băng tần C3).
Giá khởi điểm của khối băng tần C3 là 2.581.892.500.000 đồng (hai nghìn năm trăm tám mươi mốt tỷ, tám trăm chín mươi hai triệu, năm trăm nghìn đồng). Bước giá áp dụng tại cuộc đấu giá khối băng tần C3 là 25 tỷ đồng.
Cuộc đấu giá được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp, đấu giá theo phương thức trả giá lên. Doanh nghiệp trúng đấu giá được cấp giấy phép sử dụng băng tần với thời hạn 15 năm.
Việc hoàn thành cuộc đấu giá băng tần số trung bình để triển khai thương mại hóa 5G mang một ý nghĩa to lớn, thúc đẩy sự chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Chiều cùng ngày, theo thông tin từ Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, đơn vị này đã tham gia đấu giá và trở thành nhà mạng giành được quyền sử dụng tần số vô tuyến điện với khối băng tần 3.800 - 3.900 MHz.
Việc giành được quyền sở hữu khối băng tần C3 sẽ là cơ sở để MobiFone đẩy nhanh thương mại hóa dịch vụ 5G trên phạm vi toàn quốc ngay trong năm nay.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar quan sát Trái đất
Các nhà khoa học đã hoàn thành việc chế tạo vệ tinh LOTUSat-1. Đây là thông tin vừa được chia sẻ bởi ông Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam.
Có khối lượng khoảng 570kg, vệ tinh LOTUSat-1 là vệ tinh sử dụng công nghệ radar có khả năng chụp ảnh trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.
Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng nhu cầu cấp bách của Việt Nam về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó với các thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam) cho hay, lịch phóng vệ tinh được Chính phủ Nhật Bản dự kiến vào tháng 2/2025.
Theo kế hoạch, vệ tinh sẽ được vận hành thử nghiệm trong thời gian 3 tháng. Sau khoảng thời gian thử nghiệm trên quỹ đạo, vệ tinh LOTUSat-1 dự kiến sẽ được bàn giao cho Trung tâm vũ trụ Việt Nam vào tháng 6/2025.
Cảnh giác với mã độc mã hóa dữ liệu mới
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam – VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa đưa ra cảnh báo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam về loại mã độc mã hóa dữ liệu - ransomware mới có tên Eldorado.
Eldorado là một loại ransomware dạng dịch vụ - RaaS mới, xuất hiện vào tháng 3 và đi kèm với các biến thể dành cho trình quản lý ảo VMware ESXi và hệ điều hành Windows.
Các nhà nghiên cứu tại Group-IB đã theo dõi hoạt động của Eldorado và nhận thấy những người điều hành nhóm tấn công ransomware này đã quảng bá dịch vụ độc hại trên diễn đàn RAMP và tìm kiếm những thành viên có kỹ năng tham gia các chiến dịch tấn công mạng.
VNCERT/CC cũng cho biết, mã độc Eldorado được viết bằng ngôn ngữ lập trình Go, có khả năng mã hóa cả các hệ điều hành Windows và Linux thông qua 2 biến thể riêng biệt có sự tương đồng vận hành rộng rãi.
Thông tin thêm về mức độ nguy hiểm của Eldorado, đại diện VNCERT/CC cho hay: Mã độc này có khả năng mã hóa các tệp trên cả hệ thống Windows và VMware ESXi, gây gián đoạn hoạt động của các máy chủ và máy trạm; điều này có thể dẫn đến tình trạng không thể truy cập dữ liệu và dịch vụ quan trọng, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh việc quan tâm đến tuyên truyền, đào tạo đội ngũ nhân viên cách nhận biết và báo cáo các mối đe dọa an ninh mạng, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cũng được đề nghị tiến hành kiểm toán kỹ thuật hoặc đánh giá bảo mật hàng năm.
Vì sao số lượng phản ánh của người dùng về lừa đảo trực tuyến tăng mạnh?Bên cạnh nhận định có thêm nhiều người dân biết cách báo cáo các trường hợp lừa đảo, các chuyên gia cũng cho rằng, sự gia tăng mạnh số lượng phản ánh còn cho thấy lừa đảo trực tuyến đang tiếp tục ‘bùng nổ’.