当前位置:首页 > World Cup

【kết quả siêu cúp đức】Dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Xót xa nhìn tiền rơi

Dự ánnăng lượng tái tạo chuyển tiếp sốt ruột chờ hướng dẫn đàm phán bán điện để thực hiện bước tiếp theo.  Ảnh: Đ.T

Chờ hướng dẫn đàm phán bán điện

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư,ựánnănglượngtáitạochuyểntiếpXótxanhìntiềnrơkết quả siêu cúp đức đại diện một doanh nghiệpđiện gió thuộc diện dự án chuyển tiếp đặt tại miền Tây cho hay, hiện vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Công thương về tính toán chi phí và giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, khiến doanh nghiệp chỉ biết xót xa nhìn tiền rơi.

Cụ thể, sau khi không kịp vận hành thương mại (COD) trước ngày 1/11/2021, các dự án chuyển tiếp đã phải đợi tới tháng 10/2022, Bộ Công thương mới ban hành Thông tư 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Rồi tới tháng 1/2023 mới có Quyết định 21/QĐ-BCT về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Tuy nhiên, tới bây giờ, tức là 14 tháng sau khi ban hành Quyết định 21/QĐ-BCT, các dự án chuyển tiếp vẫn phải đợi hướng dẫn của Bộ Công thương thì mới có thể bước tới hồi chung kết trong đàm phán giá điện chính thức và PPA.

Trong thời gian chờ đợi, doanh nghiệp cũng đã đàm phán cụ thể với Công ty Mua bán điện (EPTC) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 4 lần. Nhưng do không có hướng dẫn chi tiết cho quá trình đàm phán các dự án năng lượng tái tạo nói chung từ Bộ Công thương để ra mức giá chính thức cuối cùng, nên hai bên không thể đi tới thống nhất và ký chính thức PPA.

“EVN/EPTC cũng chỉ là doanh nghiệp nhà nước, làm theo các quy định do cơ quan chức năng ban hành. Sau các đợt thanh, kiểm tra về năng lượng tái tạo vừa qua, họ không dám quyết gì. Vậy là, cả ‘làng’ làm năng lượng tái tạo chỉ biết ngồi yên và chờ đợi”, đại diện trên bức xúc.

Thực trạng của dự án điện gió trên cũng là nỗi niềm của nhiều nhà đầu tưđang triển khai các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp khác.

Ông Nguyễn Bình, một người tham gia triển khai các dự án điện gió chuyển tiếp cho hay, sau khi ký thỏa thuận với EPTC về giá tạm bằng 50% khung giá theo Quyết định 21/QĐ-BCT, thì nhà đầu tư lại tiếp tục chờ.

Năm 2020, Bộ Công thương ban hành Thông tư 57/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện dành cho cả các nhà máy điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia có tổng công suất trên 30 MW. Tuy nhiên, các nhà máy điện gió, mặt trời lại không thuộc diện áp dụng thông tư này.

“Giờ không có cơ sở pháp lý thì không đàm phán được. Bộ Công thương tuy đang tiến hành sửa đổi Thông tư 57/TT-BCT, nhưng đến nay vẫn chưa ban hành”, ông Bình nói và cho hay, việc chấp nhận mức giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định 21/QĐ-BCT là giải pháp tình thế để nhà đầu tư thu được chút nào hay chút đó, bù đắp chi phí đã bỏ ra.

EVN cũng chờ

Thống kê mới nhất được công bố của EVN cho thấy, tại thời điểm ngày 13/10/2023, trong số 85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, có 69 dự án với tổng công suất 3927,41 MW đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/01/2023 của Bộ Công thương.

EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt PPA với 63/69 dự án. Bộ Công thương đã phê duyệt giá tạm cho 62 dự án, tổng công suất 3.399,41 MW.

Số lượng dự án đã gửi hồ sơ đàm phán giá điện, PPA vẫn là 81/85 dự án, với tổng công suất 4.597,86 MW.

Trả lời câu hỏi “bao giờ Thông tư 57/TT-BCT sửa đổi áp dụng cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được ban hành” của phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho hay, Cục đang khẩn trương hoàn thiện Dự thảo và mục tiêu là ban hành ngay trong tháng 3/2024.

Được biết, Cục Điều tiết điện lực đã có Dự thảo lần 3 và đang tích cực lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan.

分享到: