Người dân theo dõi hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trên truyền hình ở Seoul (Hàn Quốc) khi truyền thông đưa tin về khả năng diễn ra cuộc gặp lịch sử Mỹ-Triều. Nguồn: AFP/TTXVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố cuộc gặp giữa ông và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có khả năng diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 song cũng cảnh báo có khả năng bị trì hoãn nếu ông không cho rằng cuộc gặp có thể đem lại các kết quả như mong muốn. Triển vọng (diễn ra cuộc gặp) trở nên xán lạn khi hôm 21/4,ốnchủđềhàngđầutrongcuộcgặpthượngđỉnhMỹbd tl hôm nay ông Kim công bố ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa cũng như đóng một khu thử hạt nhân của nước này để theo đuổi phát triển kinh tế và hòa bình. Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho hay ông Kim từng tuyên bố sẵn sàng thảo luận về phi hạt nhân hóa nhưng trong phát biểu hôm 21/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên lại không đề cập gì đến việc từ bỏ các vũ khí hạt nhân hiện nay của mình. Tổng thống Trump và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới đã hoan nghênh tuyên bố trên của ông Kim song một số người vẫn bày tỏ hoài nghi về các ý đồ của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng hôm 22/4 cũng nêu rõ cuộc khủng hoảng liên quan việc Triều Tiên theo đuổi các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bắn trúng Mỹ còn lâu mới được giải quyết. Chính quyền của ông Trump muốn việc phi hạt nhân hóa của Triều Tiên phải diễn ra "hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược," song lại cung cấp ít thông tin cụ thể về chiến lược mà họ sẽ sử dụng trong đàm phán. Giới phân tích cho rằng 4 chủ đề hàng đầu trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ bao gồm: phi hạt nhân hóa, công tác xác minh và bồi thường, công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giam và hiệp định hòa bình. Về phi hạt nhân hóa, việc buộc Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình tên lửa hạt nhân đã trở thành mục tiêu của tất cả các cuộc thương lượng quốc tế với Triều Tiên kể từ đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, cuối năm ngoái, Triều Tiên đã thử cái mà đông đảo dư luận cho là bom H và các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Trong tháng này, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Ngoại trưởng được đề cử Mike Pompeo đã bày tỏ lạc quan rằng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ tạo nền tảng cho một kết quả ngoại giao với Bình Nhưỡng, song không ai ảo tưởng là sẽ đạt được một thỏa thuận toàn diện tại cuộc gặp này. Về công tác xác minh và bồi thường, Triều Tiên đang tìm cách giảm bớt các biện pháp trừng phạt quốc tế ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này. Trong các thỏa thuận thất bại trước đây, Bình Nhưỡng nhất trí từ bỏ chương trình vũ khí để đổi lấy viện trợ, trong đó có dầu thô và các lò phản ứng hạt nhân thay thế, cũng như các đảm bảo an ninh, bao gồm cả cam kết của phía Mỹ không tấn công hay xâm lược quốc gia Đông Bắc Á này. Cũng trong các thỏa thuận trước đây, Triều Tiên còn nhất trí trở lại tham gia hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và mời Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế thực hiện công tác xác minh tại nước này. Hoạt động thanh sát tại lò phản ứng hạt nhân chính Yongbyon sẽ là một yếu tố trong cuộc đàm phán tương lai và Washington sẽ muốn thấy bằng chứng của việc đóng cửa bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên. Chính quyền Tổng thống Trump hôm 22/4 tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ phải xóa bỏ cơ bản các chương trình hạt nhân của họ trước khi có được sự nhượng bộ từ phía Mỹ. Về vấn đề công dân Mỹ bị Bình Những bắt giam, Nhà Trắng cho hay 3 công dân Mỹ gốc Hàn đã bị bắt giam tại Triều Tiên sẽ là một yếu tố trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nước. Tuần trước, ông Trump thông báo Washington đang thương lượng với Bình Nhưỡng về việc phóng thích 3 người này và đã có "một cơ hội tốt để thực hiện điều đó." Tuy nhiên, ông không cho biết liệu vấn đề đó có phải là một điều kiện để tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh hay không. Về hiệp định hòa bình, Triều Tiên lâu nay tìm cách thay thế hiệp định đình chiến với Hàn Quốc bằng một hiệp định hòa bình. Tổng thống Trump đã hoan nghênh nỗ lực của hai miền Triều Tiên sau khi hai bên thông báo nối lại thảo luận về vấn đề này. |