您现在的位置是:La liga >>正文

【dd bong da】Chỉ nên chọn một khâu để làm

La liga324人已围观

简介Việt Nam chưa có ngành công nghiệp ô tô theo đúng nghĩa. Thời gian qua, cách quản lí của chúng ta ch ...

chi nen chon mot khau de lam

chi nen chon mot khau de lam
Việt Nam chưa có ngành công nghiệp ô tô theo đúng nghĩa. Thời gian qua,ỉnênchọnmộtkhâuđểlàdd bong da cách quản lí của chúng ta chỉ thúc đẩy lắp ráp, thúc đẩy NK khiến cho những DN có dự định sản xuất ô tô của Việt Nam “chết yểu”. Ví dụ như Vinaxuki. Khi thuế NK ô tô nguyên chiếc giảm theo cam kết, những nhà lắp ráp cũng thấy không có lợi và rục rịch chuyển khỏi Việt Nam. Bây giờ mà áp dụng biện pháp tự vệ thì tôi không hiểu vì sao? Họ có bán phá giá đâu, họ có làm gì vi phạm quy chế trong phòng vệ thương mại.Muốn hạn chế xe ô tô NK thì phải dựng lên rào cản, hàng rào kĩ thuật nhưng những vấn đề đó chúng ta chưa nghiên cứu. Tôi cho rằng, cần có sự điều chỉnh từ gốc, liệu chúng ta có điều chỉnh lại chính sách để có ngành CN ô tô hay không? Có lẽ ngành ô tô muốn phát triển phải đi vào hướng đi khác như ô tô không dùng xăng- nhiều nơi đã sử dụng ô tô điện, ô tô dùng nhiên liệu tái tạo… Muốn tồn tại theo cơ chế thị trường phải tìm ra nét độc đáo, thị trường ngách để tồn tại.Tôi cho rằng, tất cả con đường đi bằng bảo hộ là sai lầm, càng bảo hộ càng thụt lùi, càng lạc hậu. Từ trước đến nay chúng ta đã sai lầm rồi, đã đến lúc cần có sự thảo luận của các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực để tìm ra hướng đi cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Ông Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương

Thời gian qua, ngành ô tô chủ yếu sống nhờ bảo hộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập thuế NK dần về 0%, cùng với cạnh tranh gay gắt ở đẳng cấp cao, Việt Nam có nên tiếp tục bảo hộ ngành ô tô không và chúng ta sẽ phải làm gì, thưa ông?

- Cách đây hơn 1 tuần, tôi có tham dự một hội thảo với nhóm chuyên gia Nhật Bản để giúp chúng ta khảo sát nhiều vấn đề, trong đó có đề cập đến phát triển CN ô tô. Chuyên gia Nhật Bản cho rằng, thị trường ô tô của Việt Nam sắp tới là 1 triệu xe, do đó Việt Nam có dư địa lớn để phát triển ô tô. Việt Nam phải làm mạnh để cáng đáng thị trường này chứ không nên để tình trạng NK từ nước ngoài.

Tuy nhiên, thực tế, ngành CN ô tô mấy chục năm qua phát triển chậm, không thành công nếu không muốn nói là thất bại. Chúng ta khẳng định phải làm CN cơ khí vì công nghiệp hóa mà không có CN cơ khí chế tạo thì không thể CN hóa được. CN cơ khí, trong đó có CN ô tô thất bại là do chính sách của Việt Nam chưa đúng, chưa trúng… Trong khi đó, CN hỗ trợ quá kém mà thuế NK dần cắt giảm theo lộ trình và về 0% vào năm 2018 tạo điều kiện cho ô tô nguyên chiếc NK về với giá rẻ, chất lượng, lúc ấy trong nước không thể cạnh tranh được.

Theo tôi, chúng ta cần thích ứng với bối cảnh hội nhập ấy, phải cẩn thận, không nên đặt vấn đề phát triển CN ô tô như trước đây nữa, tức là phải sản xuất thật nhiều. Sản xuất như cách hiện nay thì còn lâu chúng ta mới có thể cạnh tranh được với các nước. Tuy nhiên cũng không có lí do gì để chúng ta áp thuế cao để ngăn chặn hàng NK, tạo sức cạnh tranh ở trong nước.

Vậy muốn phát triển ngành CN ô tô, theo ông, Việt Nam cần chọn cách làm như thế nào?- Nên làm theo kiểu chọn lấy một số khâu có thể làm được trong CN hỗ trợ, đương nhiên có gắn với lắp ráp, để tạo ra tỉ lệ nội địa hóa cần thiết mà chúng ta có khả năng, thế mạnh làm được và là khâu cần thiết để phát triển nhiều ngành khác. Bên cạnh đó, chúng ta có thể kết hợp chuỗi bên ngoài bởi không có nước nào có thể làm được tất cả linh kiện cho ô tô. Tất nhiên, sự lựa chọn này cần chặt chẽ để phối kết hợp, tạo ra khả năng phát triển ô tô nói riêng, CN cơ khí chế tạo nói chung. Ví dụ làm động cơ cho ô tô thì có thể làm được động cơ cho các lĩnh vực khác.

Tôi xin nhắc lại, không nên đặt vấn đề phát triển CN ô tô như lâu nay chúng ta muốn làm để chiếm lĩnh cả thị trường 1 triệu xe. Hiện các nước như Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc cũng làm ô tô, chúng ta không cạnh tranh được với giá cả rẻ của các nước, nhất là Trung Quốc.

Bộ Công Thương có đưa ra 4 nhóm giải pháp phát triển ngành ô tô trong giai đoạn tới. Ông có nhận xét gì về những giải pháp này?-

Theo tôi, những giải pháp mà Bộ Công Thương đưa ra không có gì mới và bất khả thi. Do đó, tôi vẫn bảo lưu quan điểm, dù có làm như vậy chúng ta cũng không tiến lên được. Bởi trong từng giải pháp dù đã đề ra để thực hiện nhưng chúng ta không làm được. Những giải pháp đều có tính hợp lí nhưng có khả thi không? Khuyến khích, hỗ trợ, bảo vệ… thế nào? Mấy chục năm nay chúng ta đã làm như thế nhưng phần được rất ít. Tương tự như CN điện tử, một thời chúng ta kì vọng khi Intel đổ vốn vào khu công nghệ cao TP. HCM sẽ giúp Việt Nam sớm xây dựng khu vực này được như “thung lũng silicon”. Hay như kì vọng vào sự lan tỏa, hình thành công nghiệp điện tử khi Samsung đầu tư vào Việt Nam. Nhưng cho đến nay, ngành công nghiệp điện tử vẫn thế, Samsung vẫn tự làm, tự vác linh phụ kiện từ nước thứ 3 về để sản xuất, còn Việt Nam chỉ có đất đai, lao động.

Xin cảm ơn ông!

Tags:

相关文章