Phát biểu tại Toạ đàm về công tác phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu ông Dương Quốc Trịnh- Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương cho hay: Những năm qua,àngiảipháppháttriểnsảnphẩmcôngnghiệpnôngthôntiêubiểlich thi dau cup c3 công tác bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu đã thu được nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2012-2022, cả nước đã có 1.632 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực; 512 sản phẩm cấp quốc gia.
Riêng năm 2023, đã có 173 sản phẩm, bộ sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc được công nhận và cấp giấy chứng nhận. Đây là những sản phẩm nổi trội, đại diện cho các nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu, có lợi thế của các địa phương, khu vực và quốc gia, có giá trị sử dụng cao, tốt về chất lượng, đẹp về hình thức, có thế mạnh, tiềm năng phát triển mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm CNNT tiêu biểu qua các kỳ bình chọn đã được hưởng nhiều ưu đãi từ chương trình khuyến công cho phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Đại diện cho làng nghề gốm sứ Bát Tràng- đơn vị đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ công tác khuyến công, bà Hà Thị Vinh- Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng cho biết: Nhờ sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công, nhiều cơ sở sản xuất tại làng nghề đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị mới, tạo ra dòng sản phẩm đặc biệt, có tính nghệ thuật cao, tiết giảm chi phí. “Sự hỗ trợ của khuyến công đã tạo nên cú huých, giúp các doanh nghiệp CNNT tạo ra sản phẩm có chất lượng vượt trội”, bà Hà Thị Vinh cho hay. Với sản phẩm CNNT tiêu biểu, theo bà Hà Thị Vinh, đầu ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, do đó, công tác tìm kiếm thị trường cho sản phẩm này cần thay đổi. Nên có chiến lược dài hạn và tập trung đầu tư cho một số doanh nghiệp có tiềm lực tham gia liên tiếp nhiều kỳ hội chợ ở nước ngoài để nhận diện thị trường, tìm kiếm đối tác.
Về khía cạnh sản xuất, ông Nguyễn Thanh Hùng- Công ty CP Thuỷ sản Nghệ An thì cho rằng: Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp CNNT hầu hết có quy mô nhỏ, siêu nhỏ nguồn lực hạn chế. Để hỗ trợ đối tượng này phát triển cần một chiến lược trung và dài hạn, thống nhất cho công tác khuyến công để nuôi dưỡng từ doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn.“Chiến lược này có thể kéo dài 10 - 20 năm nhưng rất cần thiết”, ông Nguyễn Thanh Hùng nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có gói hỗ trợ đặc thù về lãi suất tín dụng, bởi lẽ lãi suất hiện đang quá cao, lợi nhuận của doanh nghiệp vô vùng ít, với các doanh nghiệp CNNT nhỏ về quy mô, bé về tiềm lực sẽ rất khó để vay được vốn ngân hàng cho đầu tư mở rộng sản xuất. Băn khoăn về công nghệ bảo quản sau thu hoạch cho nông sản nói chung, cà phê nói riêng, tại Toạ đàm, ông Lê Văn Vương- Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Vương Thành Công, nhận định: Việt Nam có nguồn nguyên liệu nông sản nói chung, cà phê nói riêng rất phong phú, mang đậm đặc trưng vùng miền do vậy rất thuận lợi về mặt sản xuất, sản phẩm. Tuy nhiên, nông sản có một yếu điểm là theo thời vụ, vào thời điểm thu hoạch cần tập trung một nguồn vốn lớn để thu mua nguyên liệu là vấn đề với doanh nghiệp nhưng thách thức lớn hơn lại đến từ công nghệ bảo quản. “Chúng tôi mong muốn thông qua chính sách khuyến công, Bộ Công Thương, chính quyền các địa phương hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư thiết bị sản xuất, nhà xưởng để bảo quản tốt hơn nguyên liệu và tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng cao”, ông Vương Thành Công đề nghị. Tại Toạ đàm, nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn Bộ Công Thương hỗ trợ nhiều hơn cho công tác xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước, giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT tìm được đối tác, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trước những phản ánh, đề nghị của doanh nghiệp, ông Ngô Quang Trung- Cục trưởng Cục Công Thương địa phương thông tin: Về công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp mong muốn được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên nguồn lực quốc gia còn hạn chế, mỗi năm chỉ hơn 100 tỷ đồng dành cho công tác khuyến công. Trong gói nguồn lực đó, đơn vị chức năng phải cân đối, tập trung cho những nội dung trọng tâm, cụ thể là nội dung hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Mặt khác, Bộ Công Thương có Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, do vậy chương trình khuyến công quốc gia sẽ giảm nguồn lực vào nội dung về xúc tiến thương mại. Về công tác bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, xuất phát từ mục tiêu của chương trình là để lựa chọn sản phẩm có tiềm năng để phát triển sản xuất, thị trường, tạo việc làm cho người lao động, do vậy sản phẩm được chọn phải đáp ứng theo các tiêu chí. “Phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu vẫn là một nội dung quan trọng của Chương trình khuyến công quốc gia. Nguồn vốn khuyến công phải xác định là vốn mồi để doanh nghiệp tự tin vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên”, ông Ngô Quang Trung nhấn mạnh. |