Theỡnhịptrongcuộcđuabánlẻlịch thi đấu ngọai hạng anho Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, trước đây, giá thuê mặt bằng bán lẻ tại các đô thị, trung tâm thường rất cao, có thời điểm lên tới 200 USD/m2/tháng, nhưng hiện giờ đã giảm nhiều chỉ 50-70 USD/m2/tháng ở những vị trí đắc địa, còn giá thuê trung bình hiện giờ chỉ 20-30 USD/m2/tháng. Tuy nhiên, giá thuê giảm thì DN cũng gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh.
Cuộc chiến mặt bằng
Câu chuyện về sự liên kết không thành công của 4 “ông lớn” trong hệ thống bán lẻ Việt Nam (Hapro, Satra, Phú Thái và Sài Gòn Co-op.) đến nay vẫn là “nỗi đau” của các DN bán lẻ và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam. Một trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn tới sự thất bại của liên doanh này được bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chỉ ra là do sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế, khi liên doanh về các tỉnh, thành phố xin quỹ đất xây dựng kho bãi rất khó khăn. Đây cũng chính là khó khăn chung của các DN bán lẻ Việt Nam lâu nay.
Mặc dù ông Trần Nguyên Năm, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại một cuộc tọa đàm về bán lẻ mới đây đã khẳng định "giữa DN trong nước và nước ngoài thì ưu đãi riêng cho DN nước ngoài là không có, thậm chí DN nước ngoài còn bị ràng buộc hơn đối với các DN trong nước” nhưng vị Chủ tịch của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam thì lại cho rằng, dù không có chính sách cụ thể ưu đãi các DN bán lẻ ngoại nhưng ở một số địa phương các DN này vẫn được ưu ái. Đơn cử như mặt bằng, các DN nội phải chờ đợi rất lâu để xin mặt bằng ở tỉnh nhưng không được giải quyết mà vị trí đó đã “rơi” vào tay DN ngoại.
Trong khi đó, tiềm lực tài chính nhà đầu tư nước ngoài hơn DN nội rất nhiều. Cùng là nhà bán lẻ nhưng các DN bán lẻ trong nước - thậm chí là DN lớn còn phải băn khoăn rất nhiều khi thuê hoặc mua quyền sử dụng mặt bằng bán lẻ ở đô thị lớn, trong khi đối với DN nước ngoài đây lại là vấn đề nhỏ. Cũng chính bởi khó khăn về tài chính nên một số DN đã phải chọn chiến thuật chỉ “đánh trận” trên địa bàn cũ. Trường hợp của Công ty CP Nhất Nam (đơn vị quản lý chuỗi siêu thị Fivimart) là một ví dụ. Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam thừa nhận, trong 5 năm tới, Fivimart sẽ không thể phát triển ra các tỉnh thành cách Hà Nội 100km mà chỉ phát triển ra các tỉnh thành cách Hà Nội 50km do tiềm lực kinh tế chưa đủ.
Không chỉ thua các DN nước ngoài về vốn, DN nội còn thể hiện sự yếu kém của mình qua khâu liên doanh liên kết. Bà Loan cho biết, thực tế, các thành viên của hiệp hội đã thường xuyên được thực hiện mô hình này và rất thành công ví dụ như hệ thống Co.op Mart, Fivimart, Hapro... Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng, “chúng ta làm chưa đủ”, mối liên kết giữa người bán hàng và nhà sản xuất cũng chưa tốt như các DN bán lẻ ngoại.
Lo lỡ nhịp
Sự “đổ bộ” của các tập đoàn nước ngoài khiến cho DN nội trong lĩnh vực bán lẻ đang bị áp đảo. Nhưng Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam vẫn có cái nhìn lạc quan khi công bố một kết quả nghiên cứu “bỏ túi” đối với người tiêu dùng. Theo đó, Lotteria được đánh giá là nơi có sản phẩm giá rất rẻ, trong khi ở Big C không phải mặt hàng nào cũng rẻ. Điểm thú vị nhất là các chuyên gia, người nước ngoài đang ở Việt Nam lại yêu thích hệ thống bán lẻ Việt Nam hơn như Fivimart hay Co.op Mart. “Điều này cho chúng ta niềm tin, chút hy vọng về khả năng cạnh tranh của DN bán lẻ Việt Nam, cũng là động lực để DN tăng cường đổi mới, phát triển”, bà Loan đánh giá.
Lạc quan là vậy nhưng các DN nội cũng rất lo lắng bởi chỉ còn ít thời gian nữa (đến năm 2015), thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn. Ông Phạm Quốc Mạnh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái nhìn nhận, việc mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết của WTO là không thể “cưỡng” lại. Tới đây, khi mở cửa hoàn toàn, DN trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với DN lớn của nước ngoài có nhiều kinh nghiệm. “Về vốn, chưa có DN Việt Nam nào vốn trên 100 triệu USD. Ngoài ra, doanh số của siêu thị nước ngoài lớn hơn từ 20 đến 30 lần so với DN Việt. Nếu không có liên kết, không có chiến lược, bước đi phù hợp, cơ chế thuận lợi sẽ rất khó khăn”, ông Mạnh lo lắng.
Với những khó hiện nay của khối DN nội, sự lo lắng trong cuộc chạy đua là có cơ sở. Vậy nên, ngay từ lúc này, sự hỗ trợ của Nhà nước rất quan trọng để nâng cao vị thế của DN. Bà Loan cho rằng, một trong những điểm nâng cao cạnh tranh cho DN bán lẻ nội chính là phải giải quyết được mặt bằng bán lẻ. Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn với DN, nếu không có sự hỗ trợ thích đáng cho các DN Việt Nam. “Chúng tôi kiến nghị, Nhà nước cần ban hành chính sách ưu đãi giao, cho thuê đất để phục vụ bán lẻ. Đối với hai đô thị lớn là Hà Nội và TP. HCM, ở các công trình công cộng đề nghị cho các DN bán lẻ Việt Nam tham gia sử dụng có hiệu quả quỹ mặt bằng ở các tuyến metro, điểm bán lẻ dưới lòng đất để phát triển trong bối cảnh hết sức khó khăn này”.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam: Không chỉ đề cập đến vấn đề liên kết giữa các DN, mà chính bản thân mỗi DN cũng cần phải xây dựng chiến lược liên kết với nhà sản xuất. Bởi vì, sự liên kết này mang lại lợi ích cho cả hai bên “mối liên kết này là rất quan trọng, người bán hàng là cầu nối đưa hàng hóa tới người tiêu dùng, nên trong quá trình phân phối hàng hóa chúng tôi luôn có mối liên kết rất chặt chẽ với nhà sản xuất. Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Tập quán của người tiêu dùng cũng là vấn đề cần quan tâm. DN nên tập trung vào những mặt hàng có chất lượng, bên cạnh yếu tố giá cả. Từ sản xuất ra đến phân phối phải có chất lượng đảm bảo, mới có thể cạnh tranh được. Đơn cử như hệ thống của Big C, Metro chúng tôi thấy họ kiểm soát hàng hóa rất chặt chẽ về giá cả, chất lượng, nguồn hàng. Vì thế, các nhà phân phối của Việt Nam cần chuyên nghiệp trong vấn đề này. P.T (ghi) |
Phan Thu