【bongda.mobi】Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
Nhiều gợi mở cho phát triển kinh tế báo chí Sẽ có những sửa đổi quan trọng để kinh tế báo chí tốt hơn Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số |
Dùng công nghệ số để lấy lại "trận địa",ĐềxuấtsửaLuậtBáochísẽxâydựngcơchếđặcthùvềkinhtếbáochíbongda.mobi tăng lượng độc giả
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ngày 12/11, nhiều đại biểu quan ngại, đặt vấn đề về nguồn thu báo chí, kinh tế báo chí khi 80% thị phần quảng cáo trực tuyến tập trung vào các nền tảng xuyên biên giới như YouTube, Facebook, TikTok (khoảng hơn 1 tỷ USD). Khoảng 20% số còn lại là các báo điện tử, doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến trong nước.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn |
Đáng chú ý, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian tới, xu thế thị phần quảng cáo trực tuyến (quảng cáo trên mạng) sẽ tiếp tục tăng và chiếm lĩnh thị phần chi phối quảng cáo tại Việt Nam.
Tham gia chất vấn, đại biểu Tạ Thị Yên - đoàn Điện Biên đặt câu hỏi, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã hội, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí, mô hình kinh doanh báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại, làm tốt vai trò người lính xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước?
Giải đáp vấn đề này của đại biểu, Bộ trưởng cho biết, khi kinh tế thị trường phát triển, các doanh nghiệp bắt buộc phải quảng cáo để bán hàng, vì thế chi khá nhiều tiền cho quảng cáo, khi đó quảng cáo chủ yếu trên báo chí.
Các cơ quan báo chí cũng mong muốn được tự chủ tài chính, nhưng sau đó mạng xã hội xuất hiện và chiếm 80% quảng cáo trực tuyến. Trong khi đó, số lượng cơ quan báo chí ra đời nhiều (880 cơ quan báo chí), nguồn thu của báo chí, nhất là các cơ quan báo chí tự chủ tài chính đã giảm đáng kể nguồn thu.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, trong chỉ thị Thủ tướng Chính phủ ban hành về truyền thông chính sách có yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải coi truyền thông là việc của mình. Ngoài chủ động đưa thông tin, có kế hoạch đưa thông tin, có bộ máy đưa thông tin, có ngân sách hàng năm để chi cho truyền thông chính sách và dùng đến ngân sách để đặt hàng báo chí.
"Đây là một thay đổi, thực tế cho thấy, từ năm ngoái, các cơ quan, chính quyền các cấp bắt đầu tăng ngân sách đặt hàng cho báo chí"- Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, trong kế hoạch sửa Luật Báo chí sắp tới, cũng sẽ có một mục đề cập đến kinh tế báo chí, trong đó cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, kinh doanh xung quanh lĩnh vực truyền thông, nhưng kinh doanh để làm báo.
Bộ trưởng cũng lưu ý, nếu báo chí chạy theo mạng xã hội sẽ đứng ở phía sau. Do vậy, phải có sự khác biệt với mạng xã hội, quay lại những giá trị cốt lõi, dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên.
Đặc biệt, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông.
Đồng thời, trong quá trình sửa Luật Báo chí, sắp tới trình Quốc hội, Bộ trưởng mong muốn Quốc hội ủng hộ giao Chính phủ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.
Thông tin thêm trước chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - đoàn Bến Tre về việc chấn chỉnh đưa tin phản cảm, sai sự thật lên mạng xã hội, Người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, đối với vai trò của báo chí chính thống, khi mạng xã hội ra đời, vai trò đưa tin của báo chí có chiều hướng giảm sút.
Vì vậy, báo chí muốn giữ vững vị thế của mình thì cần làm khác mạng xã hội, quay về với giá trị cốt lõi của báo chí là tính xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp.
"Thay vì đưa tin, thì cần phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp, dẫn dắt, định hướng xã hội. Báo chí cần nâng cao chất lượng nội dung, để thông tin trên báo chí mang tính chất dẫn dắt dư luận trên mạng xã hội",Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh.
Muốn tăng nguồn thu, báo chí phải làm khác mạng xã hội
Đề cập về nguồn thu của các cơ quan báo chí, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - đoàn Phú Yên cho biết nguồn thu thông qua quảng cáo giảm tới 80% vì sự xuất hiện của các nền tảng mạng xã hội nên các cơ quan báo chí hoạt động gặp nhiều khó khăn.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên |
Do vậy, đại biểu quan tâm đến cách thức để hỗ trợ cơ quan báo chí. Đại biểu nhấn mạnh đến công tác truyền thông chính sách như một lối mở để báo chí tăng nguồn thu.
Còn đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy - đoàn Bến Tre nêu lại phần trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Bộ trưởng có cam kết đến năm 2023 vấn đề báo hóa mạng xã hội, báo hóa trang tin sẽ được giải quyết căn cơ.
Tuy nhiên, với xu hướng sụt giảm, nguồn thu từ hoạt động quảng cáo với 80% quảng cáo trực tuyến chảy vào mạng xã hội thì việc giải quyết căn cơ là khó khả thi. Vậy Bộ trưởng đánh giá thực chất hơn tình trạng trên và ngoài Bộ Thông tin Truyền thông thì còn có trách nhiệm của cơ quan nào cũng như những giải pháp cụ thể trong thời gian tới?
Trước thực tế hiện nay, đại biểu Hoàng Đức Thắng - đoàn Quảng Trị đặt vấn đề có cần hợp tác giữa báo chí và các nhà mạng xã hội trong quan hệ kinh tế, quảng cáo theo hướng cùng chia sẻ lợi ích hay không? Nếu có thì cần hành lang pháp lý như nào để thực hiện hiệu quả mối quan hệ này?
Về vấn đề này, người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cho rằng, trong thế giới hiện nay, hợp tác là phương thức tốt nhất, trong nhiều lĩnh vực.
Báo chí muốn có nhiều độc giả, độc giả chất lượng hơn để tăng quảng cáo, nguồn thu thì phải làm khác mạng xã hội. Hiện nay, việc hợp tác với các mạng xã hội đang được tiến hành. Hầu hết các cơ quan báo chí đều có tài khoản hoặc trang trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận độc giả.
Ngoài ra, hiện có ý kiến đề xuất nghiên cứu cho phép các cơ quan báo chí đăng tải thông tin trước trên mạng xã hội, thay vì chỉ được phép sau khi đăng trên phương tiện truyền thông chính.
Bộ trưởng cũng cho biết, trong Nghị định 147 mới ban hành quy định, các nền tảng mạng xã hội khi sử dụng các sản phẩm báo chí phải thỏa thuận với các cơ quan báo chí.
Thực tế hiện nay nhiều nền tảng mạng xã hội hoạt động có tính chất báo chí cần phải có giải pháp. Bộ trưởng cho hay, trong sửa Luật Báo chí sắp tới sẽ đề cập quy định vấn đề này.
Bộ trưởng nêu định hướng “nên coi mạng xã hội là đối tượng hợp tác nhiều hơn là một đối tượng cạnh tranh”.
下一篇:Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
相关文章:
- Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- Rủi ro khi nhận mã OTP qua tin nhắn SMS
- Cách tạo phím tắt khóa màn hình iPhone
- Những công nghệ tương lai được vận động viên sử dụng ở Olympic 2024
- 90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- Bỏ Samsung Galaxy S24 Ultra để sang Galaxy Z Fold 6 là quyết định sáng suốt
- Google Doodle chào đón Olympic Paris 2024
- iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp đặc biệt lớn về pin
- Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- Làm thế nào để iPhone đọc văn bản cho bạn nghe
相关推荐:
- Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- Cách tạo phím tắt khóa màn hình iPhone
- Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân muối nóng chảy đầu tiên trên thế giới
- Hết Crowdstrike lại đến Google 'báo', 15 triệu người dùng Windows gánh họa
- Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- Taxi tự lái bùng nổ ở Trung Quốc: Người thấy tiện, kẻ phiền hà
- Cách tạo phím tắt khóa màn hình iPhone
- Dữ liệu cá nhân bị rao bán công khai, hỗ trợ cập nhật cam kết bảo hành
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- Phát triển quá nhanh, các công ty công nghệ cao Trung Quốc vật lộn sinh tồn
- Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- 90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh