设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【soi kèo a league】Nhớ thời tay bút tay súng, vừa dạy học vừa đào hầm 正文

【soi kèo a league】Nhớ thời tay bút tay súng, vừa dạy học vừa đào hầm

来源:88Point 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-12 20:06:44

Chúng tôi có dịp gặp gỡ các nhà giáo kháng chiến,ớthờitaybttaysngvừadạyhọcvừađohầsoi kèo a league những người từng tay phấn, tay súng bảo vệ trường lớp, bảo vệ học trò thân yêu trong những ngày đạn bom ác liệt. Nhiều câu chuyện đẹp về tình thầy trò, cũng được viết lên từ những tháng ngày gian khổ ấy...

Vừa dạy học, vừa dạy đào hầm

Trong cơn gió se sắt lạnh những ngày giáp tết, chúng tôi tìm gặp cô Phạm Thị Ngọc Ánh (Sáu Ánh), nguyên Hiệu trưởng Trường Bổ túc Văn hóa Công nông cấp II, III - Hậu Giang, để được hiểu rõ hơn về câu chuyện dạy học trong những ngày đất nước còn chưa im tiếng súng. Từng là học trò của Trường Tây Đô (xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ), rồi trở thành cô giáo ngay trên chính ngôi trường mình từng học. Đối với cô là một bầu trời ký ức, dù đầy khó khăn nhưng lại vô cùng ấm áp.

Đối với cô Phạm Thị Ngọc Ánh, ký ức những ngày dạy học trong thời chiến dù đầy khó khăn, nhưng lại vô cùng ấm áp.

Nhìn vào tấm ảnh chụp cùng học sinh của lớp học kháng chiến sau ngày hòa bình, cô Ánh kể: “Năm 1964, tôi được gia đình cho đi học ở Trường Tây Đô đến hết lớp 5, sau đó tham gia công tác ở Ban Tuyên huấn Cần Thơ, bộ phận tuyên truyền. Năm 1974, biết tôi từng được học chữ, nên thầy Hiệu trưởng Trường Nguyễn Việt Hồng (Trường Tây Đô) kêu về làm giáo viên. Từng là học sinh của trường, nhớ ơn thầy cô đã dạy mình, tôi đi học nâng cao rồi về trường giảng dạy. Thời đó, trường học được phân tán về vùng nông thôn, các lớp được dựng lên tách biệt nhau, có những lớp học ở ngay trong vườn chuối, rừng tràm của người dân”.

Bấy giờ, Trường Nguyễn Việt Hồng chỉ dạy được từ lớp 1 đến lớp 5, mỗi lớp học từ 3,5-5 tháng. Khi về trường, cô Ánh được phân công dạy lớp 2. Ban đầu, lớp học được đặt ở Hỏa Lựu, nhưng sau một trận càn quét của địch, 3 học sinh hy sinh, lớp được chuyển về giáp sông Nước Trong (xã Lương Tâm). Về nơi ở mới, gần như phải bắt đầu lại từ con số không, từ cơ sở vật chất tới bố trí nơi ăn ở cho giáo viên, học sinh.

Do sông Nước Trong quanh năm nước mặn, sau những giờ học, cô Ánh cùng học trò sản xuất để tự túc. “Để có nước ngọt sử dụng, cô trò phải đào các hố rộng, rồi trải cao su lên để trữ nước ngọt khi có mưa xuống. Học sinh còn phải đi đốn cây, chặt lá cất nhà, dựng lớp học… Để có bàn ghế ngồi học, thay vì đóng bằng bập dừa nước, biết loại ván thông rất nhẹ dễ khiêng di chuyển, nên tôi đã nhờ người dân mua ván về rồi cô trò tự đóng. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, ngoài dạy chữ, các em còn phải học đào hầm, xây cứ. Khu vực xung quanh lớp học, tôi phân công 2 em thực hiện đào một cái hầm, để có nơi trú ẩn khi địch phát hiện”, cô Ánh chia sẻ.

Nhớ về hành trình trao truyền con chữ ngày ấy, giọng cô Ánh nghẹn ngào: “Suốt cuộc đời mình, khoảng thời gian làm giáo viên thời chiến là điều tôi tự hào nhất. Lúc ấy gian khó, nhưng tình cảm cô trò gắn bó, giản đơn mà thấm đẫm. Đi dạy học, bom đạn dội đầu, bữa no bữa đói. Nhớ lắm có những hôm học trò lội mương kiếm cá, hái rau… bữa cơm cũng chẳng đủ no, vậy mà không một ai nản lòng. Cô trò nương tựa nhau vì ai cũng nghèo khó, nhiều lúc phụ huynh hay người dân mang lại lớp học tặng cái bánh, mớ rau, thật cảm động”.

Dù trong khói lửa chiến tranh, nhưng những lớp học chỉ từ cây rừng, vách lá, với những cô giáo trẻ tuổi đôi mươi, ngày đêm vang vọng tiếng ê a học chữ, ráp vần. Kỳ lạ thay, những lớp học ấy vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác trong vườn chuối, vườn tràm… để gieo chữ, truyền ngọn lửa cách mạng cho biết bao thế hệ trong thời loạn lạc.

Tay cầm bút, tay cầm súng

Chia tay cô Ánh, chúng tôi về thị xã Long Mỹ để gặp cô Lê Thị Lài (Tám Lài), nhớ lại những ngày chiến tranh ác liệt, làm cô giáo dạy học khi mới đôi tám, những ký ức vừa đứng lớp, vừa lận súng bên mình, cô lại bồi hồi...

Dù chiến tranh đã đi qua, nhưng đối với cô Lê Thị Lài, kỷ niệm những ngày tháng dạy học trong thời chiến như còn vẹn nguyên.

“Hồi nhỏ, gia đình thấy tôi ham học nên gửi học chữ ở Trường Tây Đô, đến năm 1967, thầy Sáu, Hiệu trưởng Trường Tây Đô, phát động học sinh phải đi ra chiến trường để góp sức giải phóng đất nước. Năm đó mới 16 tuổi, tôi cũng hăng hái đi thanh niên xung phong, nhưng do nhỏ con, các anh không cho đi vì sợ nguy hiểm. Sau đó, tôi xung phong đi dạy bình dân học vụ, bấy giờ giặc càn quét dữ dội, các lớp học đa phần được tổ chức ban đêm, nhiều hôm cũng tổ chức dạy buổi trưa, nhưng sợ địch phát hiện, tôi phải mang theo khẩu súng bên mình để có gì bảo vệ học sinh”, cô Lài nhớ lại.

Thời buổi loạn lạc, các lớp học bình dân học vụ của cô Lài được học nhờ ở nhà dân, nhà ở của bộ đội, trạm y tế… Đến khoảng năm 1970, nhiều địa điểm tổ chức lớp học bị giặc đốt, các lớp chuyển sang dạy ở... chuồng trâu, nhà hoang. Cô Lài kể: “Những năm 1967-1970, điều kiện học tập khó khăn, nhưng lại có rất nhiều người ham học. Lớp bình dân học vụ đầu tiên tôi dạy có 11 học sinh, gọi là học sinh chứ tuổi tác hoàn toàn khác nhau, có khi hai vợ chồng, hai mẹ con, rồi bộ đội chưa biết chữ cũng đi học. Thương lắm, thời đó để đến lớp học rất khó khăn, có người phải đốt đuốc, bơi xuồng vài cây số. Gọi là lớp cho sang, chứ dạy nhờ nên cũng đâu có bảng phấn gì, hôm nào tôi cũng viết bài vào giấy tập rồi đưa cho các em về chép lại, hôm sau nữa sẽ kiểm tra bài cũ”.

Sau năm 1970, phong trào giáo dục bắt đầu đi lên, các lớp vỡ lòng cũng dạy được từ lớp 1 đến lớp 5. Dù chỉ là cô giáo học hết lớp 5, rồi đi dạy cho học trò ở mọi lứa tuổi, nhưng với tình yêu dành cho sự nghiệp giáo dục, cô Lài đã vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn của thời chiến mang cái chữ đến với học trò. Cô Lài cho biết: “Người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người không biết, nên dù là học sinh mới học hết lớp 5, tôi cũng tích cực tham gia dạy chữ cho người dân. Thời kháng chiến, với các nhà giáo không chỉ thiếu thốn về cơ sở vật chất, khó khăn về điều kiện giảng dạy, mà còn đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, khi thấy học sinh của mình được học chữ, rồi biết đọc, biết viết, chúng tôi thấy rất xứng đáng”.

* *

*

 Gieo chữ giữa khói lửa chiến tranh, mạng sống có lúc như “ngàn cân treo sợi tóc”, song với cô Ánh, cô Lài và rất nhiều thầy cô dạy học trong thời chiến vẫn luôn vững tay bút, chắc tay súng vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy, để xóm ấp vang tiếng ê, a học bài của trẻ thơ, tiếng đánh vần vanh vách của cụ già, những lớp dạy bộ đội bên cạnh chiến hào… nhiều người trong số đó đã trở thành những cán bộ cốt cán của Đảng và Nhà nước, những nhà giáo, nhà kinh tế, quân sự giỏi.

Dạy học thời chiến một thời gian khó, hiểm nguy và một thời vun đắp lý tưởng yêu nước, yêu dân tộc, yêu đồng bào, một thời mong mỏi cánh chim hòa bình báo tin vui khắp nơi nơi...

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

热门文章

0.654s , 7251.265625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【soi kèo a league】Nhớ thời tay bút tay súng, vừa dạy học vừa đào hầm,88Point  

sitemap

Top