【ket qua bong da online】Cảm nhận lịch sử 70 năm của Ngành từ Bảo tàng Hải quan(*)

cam nhan lich su 70 nam cua nganh tu bao tang hai quan

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm quan Bảo tàng Hải quan (ngày 24-2-2015). Ảnh: Văn Tá.

Chuyện của người đi tìm “lịch sử”

Ngày 16-11-2012 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký Quyết định số 2571/QĐ-TCHQ thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Phòng truyền thống Hải quan do Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái làm Trưởng ban. Sau gần hai năm đi “sưu tầm” tư liệu và gần ba tháng thi công tích cực,ảmnhậnlịchsửnămcủaNgànhtừBảotàngHảket qua bong da online khẩn trương, với sự giúp sức của những chuyên gia đầu ngành có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực di sản văn hóa và bảo tàng, như PGS,TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và TS. Lê Thị Minh Lý, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hải quan Việt Nam chính thức khai trương ngày 24-2-2015.

Một thành viên của Tổ giúp việc xây dựng Bảo tàng Hải quan kể lại, hơn hai năm thai nghén và triển khai, với những hành trình lặn lội đi tìm tư liệu đầy gian khó từ cực Bắc Tổ quốc (Hà Giang) đến các tỉnh cực Nam như Kiên Giang, An Giang, Tổ công tác gồm 11 thành viên do đồng chí Nguyễn Duy Thuận - Phó Chánh Văn phòng làm Tổ trưởng đã không quản ngại gian khó, tích cực lần theo dấu vết lịch sử từ những nhân chứng sống.

Hành trình đi tìm tư liệu của đoàn công tác gắn với những câu chuyện đầy xúc động của những cán bộ Hải quan nghỉ hưu. Họ tận mắt chứng kiến và là những người đã làm nên lịch sử một thời. Đồng chí Phạm Xuân Thịnh - Thành viên đoàn nói vui rằng, đi tìm lịch sử giống như đi câu, nghe có vẻ “khó tin ” mà lại đúng như vậy. Bởi có chuyến đi “gặt hái được nhiều” tư liệu, có chuyến đi lại trở về “tay không”. Vì theo quy định những bản giấy quá thời hạn phải hủy. Lần từ người này tới người kia, nghe thấy ở đâu có cán bộ Hải quan mách có tư liệu là “lên kế hoạch” đi tìm.

Tuy nhiên,việc sưu tầm tài liệu, hiện vật đã gặp rất nhiều khó khăn bởi các đơn vị chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng Bảo tàng Ngành, chưa đầu tư thời gian, nhân lực cho việc tổ chức sưu tầm tài liệu, hiện vật cũng như phối hợp, hỗ trợ Tổng cục và các chuyên gia trong việc sưu tầm tài liệu, hiện vật. Do quá trình công tác phải luân chuyển thường xuyên nên hầu như cán bộ, công chức hải quan không còn lưu trữ được nguồn tài liệu, hiện vật. Nhiều hiện vật không được quan tâm lưu giữ dẫn đến hư hỏng, mất mát. Nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị, có thể đưa vào Bảo tàng nhưng lại vướng mắc về cơ chế pháp lý nhất là những hiện vật liên quan đến hoạt động đấu tranh chống buôn lậu….

Đến tháng 6-2013, các tài liệu hiện vật thu thập được mới chỉ đáp ứng 20% yêu cầu trưng bày. Vì vậy đây là khó khăn đầu tiên nhưng hết sức quan trọng có tính chất quyết định đến việc thành - bại của việc xây dựng Bảo tàng Hải quan.

Để giải quyết những khó khăn nêu trên, Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc và chuyên gia đã thống nhất lùi tiến độ sưu tầm tài liệu, hiện vật và thời gian hoàn thành trưng bày bảo tàng tới cuối tháng 12-2013, đồng thời rút kinh nghiệm việc sưu tầm, tư liệu hiện vật giai đoạn trước đó và đưa ra các giải pháp như: Tập trung vào việc sưu tầm tài liệu, hiện vật, xây dựng kế hoạch, nội dung sưu tầm, hướng dẫn từng đơn vị chuẩn bị chi tiết trước khi đoàn công tác đến làm việc; Đẩy nhanh khai thác, sưu tầm và tập hợp tư liệu về thuế quan thời phong kiến, Pháp thuộc tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I và III; Phối hợp với nhóm chuyên gia để liên hệ với Bảo tàng Công an nhân dân và Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để sưu tầm và phục chế tài liệu, hiện vật liên quan đến hoạt động chống buôn lậu.

Với việc chuyển hướng sưu tầm tư liệu, Tổ công tác cũng chia thành 2 đoàn từ 5-6 người tiếp tục đi các địa phương “tìm kiếm” hiện vật. Sau 6 tháng ‘’khổ công” ngoài các tài liệu, hiện vật đã có, đoàn công tác đã thu thập được trên 2.000 đầu tư liệu, hiện vật đáp ứng cơ bản cho yêu cầu trưng bày giai đoạn 1 của Bảo tàng. Công đi tìm tư liệu đã khó. Có tư liệu rồi về phải phân loại, lựa chọn sắp xếp bố trí sao cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, ghi chú thích sao cho hợp lý, khoa học. Toàn bộ trên 2000 tư liệu, hiện vật này đã được chuyên gia kiểm kê, phân loại, bảo quản bước đầu, đánh mã số hiện vật và ghi chép thông tin… theo đúng quy định của công tác bảo tồn, bảo tàng. Đồng chí Nguyễn Duy Thuận nhớ lại, lúc đó Tổ công tác mới “thở phào” tự động viên hoàn thành “sứ mệnh” bước đầu.

Toàn bộ trưng bày được kết hợp phỏng vấn gần 100 cán bộ hải quan nhiều thế hệ trong cả nước. Gần 500 tư liệu hiện vật, hình ảnh cùng 12 phim phỏng vấn được lựa chọn từ hơn 4.000 tài liệu hiện vật và hơn 10.000 phút phỏng vấn ghi âm, ghi hình. Với nhiều tiếng nói, từ những vị lãnh đạo cao cấp đến những công chức hải quan, Bảo tàng kể lại những chặng đường, những câu chuyện, những kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong quá trình hoạt động của ngành Hải quan.

Bảo tàng Hải quan được trưng bày theo ba chủ đề chính: Thuế quan trước năm 1945 gồm: Thuế quan thời phong kiến; quan thuế thời Pháp thuộc. Hải quan 1945-1986 gồm: Thuế quan và thuế gián thu; Đấu tranh kinh tế với địch; Kiểm soát hàng viện trợ (1954-1975); Nhà nước độc quyền quản lý XNK. Hải quan Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa gồm: Kiểm tra và giám sát; Đấu tranh chống buôn lậu; Thu thuế và chống gian lận thuế; Thống kê nhà nước về Hải quan; Hợp tác quốc tế.

Đến người xem “lịch sử”

Bước vào Bảo tàng, ấn tượng đầu tiên đối với tôi là đồng bộ một màu xanh dịu nhẹ mang màu sắc riêng rất “hải quan” đến mô hình chiếc container - minh chứng của những chuyến hàng lậu. Những tư liệu in đậm màu sắc lịch sử và dấu ấn của thời gian như: Bộ trang phục hải quan ố màu, sờn rách, những con dấu qua các thời kỳ, có nhiều văn bản đã nhòe chữ, rách góc đến những vật dụng sinh hoạt đơn sơ thường ngày của những cán bộ hải quan như: Thùng đựng gạo, bi đông đựng nước... đến những bức ảnh mang đầy màu sắc của thời hải quan hiện đại. Những chiến công đáng ghi nhận của lực lượng Hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu; hàng nghìn viên ma túy bị bắt giữ, hiện vật quý giá: Sừng tê giác, ngà voi đến những văn hóa phẩm đồi trụy...

Với diện tích khá khiêm tốn hơn 160 m2 song Bảo tàng Hải quan đã chứa đựng cả thời kỳ lịch sử hào hùng của ngành Hải quan, gắn liền với lịch sử dân tộc. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tám ngày sau Sở Thuế quan và Thuế gián thu, tiền thân của ngành Hải quan Việt Nam được thành lập.

Bấy nhiêu thôi song, mỗi cán bộ hải quan khi bước chân vào Bảo tàng đều không giấu được cảm xúc, thế hệ cán bộ hải quan cũ bồi hồi xúc động, thế hệ trẻ mang trong lòng niềm tự hào khôn tả.

Nếu không có Bảo tàng, thế hệ cán bộ hải quan trẻ thật khó khăn hình dung về một thời “đầy tự hào” của Hải quan Việt Nam. Một thời “bám hàng, bám tàu, bám cửa khẩu” sinh tử với địch cả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Một thời mà những “chiến sỹ hải quan” đã tham gia làm thủ tục cho hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực thuốc men phục vục chiến trường miền Nam.

Các đơn vị Hải quan trên tuyến biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh đến Lai Châu đã có sáng kiến đưa hàng hóa XNK lên sát cửa khẩu biên giới để làm thủ tục không để máy bay địch phát hiện, bắn phá. Các đơn vị Hải quan trên biên giới Việt - Lào, nhất là hải quan các cửa khẩu Mường Xén, Nậm Cắn (Nghệ An) nằm trong vùng trọng điểm bị máy bay địch bắn phá dữ dội ngày đêm đã không quản gian khổ, ác liệt chia nhau trực 24/24 giờ, đảm bảo làm thủ tục nhập khẩu hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men phục vụ chiến trường miền Nam.

Theo ý kiến đánh giá của PGS.TS. Nguyễn Văn Huy: “Bảo tàng Hải quan Việt Nam ra đời bước đầu nhận được sự ủng hộ, ghi nhận của CBCC trong và ngoài Ngành với nội dung và hình thức trưng bày phong phú, mang bản sắc của 70 năm thành lập Ngành, phản ánh được lịch sử truyền thống Hải quan, tạo ra một gương mặt mới, mô hình mới, phong cách mới đối với một bảo tàng Ngành nói riêng và góp phần tạo nên một sức sống mới cho lĩnh vực bảo tàng Việt Nam nói chung. Đây chính là cuộc trưng bày đầu tiên về Bảo tàng Hải quan Việt Nam, tạo nền móng cho việc xây dựng Bảo tàng Hải quan giai đoạn sau”.

Dù mới ở giai đoạn I song Bảo tàng Hải quan đã đem đến cho chúng tôi cái nhìn tổng thể về lịch sử 70 năm qua, những câu chuyện, kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong quá trình hoạt động của ngành Hải quan. Các câu chuyện ấy là những kỷ niệm sâu sắc là niềm tự hào, là những bài học sinh động để mọi thế hệ cùng trải nghiệm, đặc biệt để giáo dục lớp cán bộ hải quan trẻ như chúng tôi, giúp chúng tôi có thêm nghị lực và niềm tin. Thầm cảm ơn Lãnh đạo Tổng cục, Tổ công tác - những thế hệ cán bộ hải quan đi trước - những người đã góp công, góp sức làm nên “lịch sử” Hải quan và cho ra đời một Bảo tàng Hải quan đầy “sống động”.

(*) Bài đạt giải Khuyến khích cuộc thi “Viết bài về Hải quan Việt Nam 70 năm xây dựng và phát triển”

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
下一篇:Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’