Đây là thông tin được ông Nguyễn Đức Hùng Linh,ứngkhoánViệtvẫnhấpdẫndòngvốnngoạkèo nhật bản Giám đốc Bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư Khách hàng cá nhân, CtyCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết khi trao đổi với PV TBTCVN.
|
* PV: Nhà đầu tư đang trông ngóng những “phán quyết” chính thức của các ETF ngoại. Theo ông diễn biến thay đổi danh mục của các quỹ này sẽ tác động như thế nào đến thị trường?
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Có 2 điểm lưu ý chính trong đợt tái cơ cấu danh mục lần này của các quỹ ETF.
Thứ nhất là VNM được bổ sung vào cả 2 quỹ ETF. Điều này dẫn đến việc phải bán ra hầu hết các cổ phiếu còn lại trong danh mục, gây nên áp lực giảm giá cổ phiếu cũng như giảm chỉ số VN-Index.
Thứ hai là việc giảm tỷ trọng cổ phiếu của Việt Nam trong danh mục của VNM ETF từ 83,1% xuống 80,3%, tương đương với việc phải bán ra 9,4 triệu USD giá trị chứng khoán của Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy cả 2 điểm trên đều gây áp lực giảm với chỉ số VN-Index.
Dưới đây là bảng ước tính chi tiết của về mua bán từng cổ phiếu trong danh mục của 2 quỹ ETF:
13/9/2016 | VanEck | DB FTSE | Total |
Ticker | Shares | Shares | Shares |
VNM | 3,756,989 | 7,999,359 | 11,756,347 |
VCG | 5,859,920 | 5,859,920 | |
HSG | 3,952,139 | 3,952,139 | |
FLC | (884,473) | 804,388 | (80,084) |
PGD | (244,665) | (244,665) | |
BVH | (2,645) | (603,580) | (606,225) |
HNG | (630,384) | (630,384) | |
BHS | (674,526) | (674,526) | |
SBT | (398,287) | (556,873) | (955,161) |
HVG | (986,773) | (986,773) | |
ASM | (1,063,040) | (1,063,040) | |
PDR | (1,232,368) | (1,232,368) | |
HHS | (1,339,585) | (1,339,585) | |
GTN | (1,612,008) | (1,612,008) | |
PVD | 178,789 | (1,835,328) | (1,656,539) |
KDC | (494,552) | (1,194,096) | (1,688,648) |
HQC | (2,126,705) | (2,126,705) | |
NT2 | (1,599,787) | (1,032,584) | (2,632,370) |
VCB | (2,416,067) | (761,118) | (3,177,186) |
HAG | (1,884,732) | (1,586,886) | (3,471,618) |
DPM | (1,759,400) | (1,755,265) | (3,514,665) |
PVS | (3,645,922) | (3,645,922) | |
VIC | (328,308) | (3,924,933) | (4,253,241) |
MSN | (499,945) | (3,754,902) | (4,254,847) |
KBC | (2,234,785) | (2,224,926) | (4,459,711) |
TTF | (4,541,359) | (4,541,359) | |
SSI | (1,651,537) | (3,481,488) | (5,133,025) |
HPG | (2,369,370) | (5,688,874) | (8,058,244) |
STB | (4,766,073) | (4,286,667) | (9,052,740) |
ITA | (8,938,626) | (1,617,846) | (10,556,473) |
PVT | (10,280,453) | (1,352,921) | (11,633,373) |
SHB | (21,348,052) | (21,348,052) |
* PV: Bên cạnh diễn biến chốt danh mục các quỹ ETF, giao dịch khối ngoại thời gian gần đây cũng có nhiều điều đáng để ý. Ông đánh giá thế nào về diễn biến giao dịch của khối ngoại và dự báo điều gì về giao dịch của khối này?
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Kể từ tuần thứ 2 của tháng 8 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đã chuyển hướng sang bán ròng gần như liên tục với tổng giá trị bán ròng lên tới 3,1 nghìn tỷ đồng, đây là giá trị rất lớn nếu so với tổng giá trị bán ròng tính từ đầu năm chỉ là 2,7 nghìn tỷ đồng.
NĐTNN tập trung bán ròng một số ngành như: Sản xuất thực phẩm, Xây dựng, Dầu khí và Ngân hàng. Trong mỗi ngành này lại có một cổ phiếu bị bán ròng nổi bật là VNM, HBC, PVD và VCB.
Lý do bán ròng ở các cổ phiếu này xuất phát từ yếu tố cơ bản, định giá hoặc cơ cấu lại danh mục, nên khả năng NĐTNN bán để rút vốn khỏi Việt Nam là rất nhỏ.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong 3 ngày 8-9-12/9, VNM ETF - quỹ ETF huy động vốn tại Mỹ đã bị rút vốn tới 12 triệu USD. Đợt rút vốn này xảy ra cùng thời điểm gia tăng dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất vào tháng 9. Dù xác suất FED nâng lãi suất ngay trong tháng này không cao, nhưng khả năng nâng lãi suất trong thời gian còn lại của năm 2016 là khá lớn. Với việc FED nâng lãi suất, dòng vốn sẽ có xu hướng rút ra khỏi Việt Nam rõ rệt hơn.
* PV: Một diễn biến đáng lưu tâm khác là trên thị trường hiện nay, nhiều mã chứng khoán đã và sẽ nới room đang nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư ngoại. Ông đánh giá thế nào về điều này?
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh:Mặc dù, tính tổng từ đầu năm đến nay khối ngoại bán ròng. Tuy nhiên, nếu như không tính giá trị bán ròng của VIC và giao dịch của các quỹ ETFs, giá trị mua ròng của NĐTNN tính từ đầu năm đến nay là khoảng gần 4,7 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ bằng giá trị mua ròng cùng kỳ năm 2015 (cũng loại giao dịch VIC và ETFs). Điều này cho thấy sự quan tâm của NĐTNN đến thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì ổn định.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn có những điểm hấp dẫn riêng có như ổn định chính trị, TPP, nguồn lao động giá rẻ, … bên cạnh đó là câu chuyện nới room. Một ví dụ là cổ phiếu SSI sau khi nới room lên 100% đã được NĐTNN mua ròng liên tục, đẩy tỷ lệ sở hữu lên 58%. Giá trị mua ròng tính từ đầu năm của SSI là 741 tỷ đồng, đứng thứ 3. MBB đứng đầu về giá trị mua ròng khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng khi cũng liên quan đến việc tăng 10% room đã khóa trước đó.
Tuy nhiên, nới room không phải lúc nào cũng đi kèm với mua ròng. Trường hợp điển hình là VNM sau khi nới room đã bị bán ròng. VNM đã tăng giá hơn 12% trước đó, nên sau khi chính thức nới room khiến NĐTNN bán ra chốt lời; điều này ngược với SSI và MBB là sau khi nới room giá cổ phiếu hầu như đi ngang, thậm chí giảm nhẹ. Điều này cho thấy nới room cũng cần đi với sự hấp dẫn của chính cổ phiếu thì mới khiến NĐTNN mua vào.
Top các cổ phiếu khối ngoại mua/bán ròng nhiều nhất tính từ đầu năm đến nay:
Mua ròng | Bán ròng | ||||
MBB | HOSE | 1,544,932,941 | VIC | HOSE | (5,713,349,144) |
GAS | HOSE | 779,207,787 | MSN | HOSE | (1,021,270,990) |
SSI | HOSE | 741,454,235 | VNM | HOSE | (1,003,292,250) |
PVT | HOSE | 449,150,515 | HSG | HOSE | (578,000,338) |
PVS | HNX | 373,640,449 | HBC | HOSE | (392,840,449) |
* PV: Có ý kiến cho rằng, khi thông tin ETF lắng xuống, việc nâng lãi suất dường như “quen” với nhà đầu tư,… thị trường sẽ tốt hơn. Vậy nửa còn lại của tháng 9 này, đâu là các yếu tố có thể làm trợ lực cho thị trường, thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh: Theo tôi, các dự báo sớm về kết quả kinh doanh quý III/2016 là một yếu tố sẽ được thị trường theo dõi rất kỹ. Tuy nhiên, tôi cho rằng, các rủi ro liên quan đến việc FED nâng lãi suất sẽ rất khó để dự báo, cũng như để cho thị trường “quen”. Đây cũng là một yếu tố cần phải quan sát, đặc biệt là các phát biểu và thông điệp từ phiên họp 21/9 tới.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái