【số liệu thống kê về clermont foot gặp rennes】Các địa phương khẩn trương đối phó mưa lũ lớn gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:29:35 评论数:

Gần 2 tỷ đồng khắc phục sạt lở trên 2 đường tỉnh lộ ở Kon Tum

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới từ chiều ngày hôm qua đến chiều nay (7/10),ácđịaphươngkhẩntrươngđốiphómưalũlớngâynhiềuthiệthạivềngườivàtàisảsố liệu thống kê về clermont foot gặp rennes trên địa bàn tỉnh Kon Tum liên tục có mưa. Lượng mưa tập trung nhiều nhất ở huyện Kon Plông và phía Bắc huyện Kon Rẫy. Ghi nhận tại một số địa phương cho thấy đã xuất hiện điểm sạt lở trên một số tuyến đường.

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Kon Tum, tại địa bàn huyện Kon Plông nơi có mưa nhiều nhất lượng mưa trong 24 giờ qua ghi nhận được là 170mm. Các địa phương còn lại của tỉnh Kon Tum lượng mưa phổ biến dưới 70mm.

Để chủ động ứng phó với đợt mưa có thể kéo dài, chính quyền các địa phương của tỉnh Kon Tum đã thực hiện lịch trực cả ngày lẫn đêm sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Trong ngày hôm nay Đoàn công tác của Sở Giao thông Vận tải, UBND huyện Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông…đã đi kiểm tra thực tế các tuyến đường, khu dân cư có nguy cơ sạt lở và ngập úng. Tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông trên tuyến quốc lộ 40B đoạn qua địa phương đã xuất hiện một số điểm sạt lở.

Về tình hình khắc phục các điểm sạt lở do ảnh hưởng mưa bão thời gian qua trên các tuyến tỉnh lộ, ông Phan Mười, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, UBND tỉnh Kon Tum đã thống nhất chủ trương cấp khoản kinh phí 1 tỷ 950 triệu đồng khắc phục các điểm sạt lở trên 2 tuyến tỉnh lộ 673 và 676. Riêng tuyến đường Ngọc Hoàng- Măng Bút- Tu Mơ Rông- Ngọc Linh giao Sở phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra lại thực tế thiệt hại trước khi xem xét, quyết định phương án khắc phục.

Trước đó như VOV đã đưa tin, thời gian qua do ảnh hưởng của mưa bão trên nhiều tuyến tỉnh lộ ở tỉnh Kon Tum đang tồn tại hàng chục điểm sạt lở nhưng chưa được xử lý triệt để. Bởi vậy nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở, cách tắc trên những tuyến đường này khi có mưa lớn là rất cao.

Cụ thể trên tỉnh lộ 673 từ trung tâm huyện Đăk Glei đi các xã: Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh có 27 điểm sạt lở với khối lượng gần 2.000m3 đất đá. Tuyến đường Ngọc Hoàng- Măng Bút- Tu Mơ Rông- Ngọc Linh có 44 điểm sạt lở với khối lượng trên 30.000m3 đất đá. Tuyến tỉnh lộ 676 từ trung tâm huyện Kon Plông đi các xã Măng Cành, Đăk Tăng, Măng Bút có 30 điểm sạt lở với khối lượng hơn 4.000m3 đất đá. (Khoa Điềm/VOV-Tây Nguyên)

Quảng Nam khẩn trương khắc phục những nhà bị tốc mái do lốc xoáy

Chính quyền xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã điều động lực lượng dân quân, đội xung kích giúp các hộ dân sửa chữa nhà bị hư hỏng, tốc mái, lợp lại nhà cửa ổn định cuộc sống.

Khoảng 13h chiều nay (7/10), mưa lớn trời kèm theo lốc xoáy đã làm tốc mái 4 ngôi nhà ở thôn Hòa Hạ, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ. Trong các nhà bị hư hại có một ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn, nhiều tấm lợp bị xé nát. Ngoài ra, lốc xoáy cũng gây hư hỏng nặng phần mái của chợ Tam Thanh.

Ngay sau dông lốc, UBND thành phố Tam Kỳ đã chỉ đạo xã Tam Thanh khẩn trương cử lực lượng của địa phương xuống giúp người dân sửa chữa lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ cho biết: “Lốc xoáy đi ngang qua làm tốc mái 3 nhà dân, một nhà bị nặng tốc mái hoàn toàn và 1 cái chợ. Hiện đang cho anh em dân quân, đội xung kích của thôn xuống hỗ trợ người dân làm lại. Còn về chợ thì bị hư trên cao nên phải dừng bán ngày mai và qua đợt mưa mới làm lại được. Đối với nhà dân bị hư hỏng thì trong chiều nay làm lại cho xong. Hiện nay nhà bị hư hỏng nhẹ đã sửa lại xong rồi. (CTV Thanh Thắng/VOV-Miền Trung)

Huyện Bát Xát (Lào Cai) tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sau hơn 1 ngày xảy ra trận mưa lũ lịch sử, trong sáng nay, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai tiếp tục huy động lực lượng tại chỗ cùng với lực lượng quân đội, công an tỉnh tăng cường đã tập trung hỗ trợ người dân di dời tài sản và dọn dẹp bùn đất tại các khu dân cư. Ngay khi nước rút, lực lượng chức năng cũng đã huy động máy móc, nhân lực xử lý sụt sạt, thông đường đến các xã.

Tuyến đường nối xã Quang Kim với xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát bị mưa lũ làm sạt lở nhiều điểm, đất đá vùi lấp mặt đường khiến các thôn của xã Phìn Ngan gần như bị cô lập, các phương tiện giao thông không thể qua lại, chỉ có thể đi bộ.

Hiện lực lượng tại chỗ cùng các đơn vị chức năng đã huy động máy móc hót dọn bùn đất, khắc phục sụt sạt. Dự kiến cuối giờ trưa nay, đường lên xã Phìn Ngan mới thông suốt. Các tuyến đường từ xã Phìn Ngan đi các thôn, dự kiến mất từ 1-2 ngày nữa mới có thể đi lại bình thường.

Theo ông Sí Trung Kiên, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Bát Xát, các tuyến tỉnh lộ như 156, 158 do Hạt đường bộ quản lý, hiện nay phương tiện máy móc đang tập trung xử lý sạt lở. Còn đối với các tuyến đường liên xã, thôn, các lực lượng phối hợp với nhân dân địa phương tập trung giải phóng đất đá, trước hết khắc phục bước 1 cho người và xe máy đi trước.

Huyện Bát Xát là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận mưa lũ lần này, với 2 người chết, hơn 200 nhà bị ảnh hưởng… Trong sáng nay (7/10), đại diện lãnh đạo tỉnh Lào Cai cũng đã có mặt chỉ đạo công tác khắc phục tại địa phương này.

Trước dự báo mưa lớn còn kéo dài, song song với khắc phục, huyện Bát Xát chỉ đạo các lực lượng tiếp tục kiểm tra, rà soát để nhanh chóng có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân.

Ông Nguyễn Trung Triều, Bí Thư Huyện ủy Bát Xát cho biết, huyện chỉ đạo các đơn vị tạm thời di dời người dân ra khỏi nhà, sinh hoạt nhờ, hoặc ở các nhà văn hóa để đảm bảo an toàn tính mạng. Bên cạnh đó, trên cơ sở các quy định của Nhà nước, theo mức độ thiệt hại huyện sẽ hỗ trợ để giảm bớt khó khăn cho người dân. (An Kiên/VOV-Tây Bắc)

Mưa lũ phức tạp, gia tăng nỗi lo an toàn tính mạng người dân ở Tây Nguyên

Trong khi đó, các tỉnh Tây Nguyên đang bắt đầu một đợt mưa lớn. Cùng với nước lũ. những mối lo ngại cũng đã dâng cao khi có đến 3 người chết vì bị nước cuốn trôi trong chỉ 1 đêm. Nỗi lo càng lớn khi có khu vực lòng hồ thủy lợi vẫn còn hàng nghìn dân chưa được di dời.

Vụ đầu tiên xảy ra vào 18h30 ngày 6/10, trên địa bàn sản xuất của Đội 7, Công ty cao su Bình Dương, Binh đoàn 15, địa giới hành chính xã Ia Puch, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. 2 nạn nhân là anh Nguyễn Văn Trường (37 tuổi) và con trai là Nguyễn Hoàng Bảo Long (7 tuổi) đi qua đập tràn sau mưa lớn, và bị nước chảy xiết cuốn trôi.

Vụ thứ 2 xảy ra ngay sau vụ thứ nhất chỉ khoảng 3 giờ đồng hồ, tại xã xã Ia Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Lúc 21h30 ngày 6/10, anh Quốc Đình Huy, 26 tuổi, trú xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk điều khiển xe máy chở theo anh Phạm Thành Luân, 27 tuổi, trú huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, đi qua khu vực cống thủy lợi thôn Đoàn, xã Ia Lốp thì bất ngờ gặp nước lũ tràn về khiến xe chết máy, hai nam thanh niên bị lũ cuốn trôi. Anh Quốc Đình Huy may mắn bơi được vào bờ, còn anh Phạm Thành Luân bị nước lũ cuốn mất tích.

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Tây Nguyên sẽ có mưa lớn kéo dài đến ngày 11/10. Cao điểm mưa sẽ bắt đầu từ chiều nay, nhất là ở các khu vực giáp ranh Quảng Ngãi, Phú Yên và Khánh Hòa, gây nguy cơ ngập lũ ở các khu vực ven sông, suối, và các địa phương trũng thấp.

Nơi gánh chịu nguy cơ hàng đầu trong những ngày mưa lũ săp tới là khu vực lòng hồ thủy lợi Krông Pách thượng, thuộc xã Cư San, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk, khi sông Krông Pách đã được chặn dòng, mà hàng nghìn dân trong vùng lòng hồ vẫn chưa được di dời.

Ông Nguyễn Thế Thập, trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện cho biết, phòng đang làm báo cáo trình ủy ban nhân dân huyện để triển khai các biện pháp ứng phó. (PV/VOV-Tây Nguyên).

Mưa lũ cuốn trôi cây cầu tạm ở Tây Giang, Quảng Nam

Trong 2 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa vừa, có nơi mưa to. Mưa lớn xảy ra trên diện rộng tại các huyện miền núi Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang khiến nước trên một số sông, suối đầu nguồn dâng cao, gây chia cắt các thôn bản vùng sâu.

Đường lên các xã vùng cao Tây Giang bị sạt lở trong cơn bão số 5 nay có điểm bị sạt lở trở lại. Trưa nay (7-10), nước trên sông A Vương tại huyện miền núi Tây Giang dâng lên đã cuốn trôi cây cầu tạm do người dân dựng lên để qua sông sau cơn bão số 5. Hai thôn Tà Lang và Bhloóc, xã Bha lêê, huyện Tây Giang bị chia cắt, người dân không thể qua lại.

Ông A Vô Quốc Tổng, Chủ tịch UBND xã Bha lêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, nước sông A Vương đang lên, một số nơi học sinh phải nghỉ học: “Mưa to từ hồi sáng, vừa rồi dân làm cầu tạm giờ bị cuốn trôi mất rồi. Hai thôn Tà Lang và Bhloóc hiện bị cô lập, không đi lại được. Hiện nay, đang mưa lũ, nước sông đang lên dần nên học sinh cho nghỉ học hết". (Đình Thiệu/VOV-Miền Trung)

Nhiều khu vực miền núi của tỉnh Quảng Ngãi bị cô lập do mưa lũ

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, chiều 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn hỏa tốc yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó kịp thời với vùng áp thấp và mưa lũ, đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và các đơn vị có liên quan chủ động cấm tàu, thuyền ra biển hoạt động trong tình huống vùng biển của tỉnh có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại.

Từ sáng nay (7/10), tuyến giao thông đường thủy Sa Kỳ-Lý Sơn tạm dừng hoạt động do trên vùng biển Quảng Ngãi có gió cấp 5, giật cấp 6, biển động. Các địa phương đặc biệt lưu ý các khu vực ven sông, suối thuộc lưu vực các sông: Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa và thị xã Đức Phổ, tập trung rà soát, sẵn sàng các phương án phòng, tránh lũ, sạt lở đất và chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn. Đến nay, mưa lũ đã làm ngập các ngầm qua sông suối, gây sạt lở chia cắt một số tuyến đường liên xã ở các huyện miền núi như: Ba Tơ, Sơn Hà…

Ông Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Các tuyến đường vào các xã Ba Vinh, Ba Điền, Ba Lế, Ba Chùa, Ba Trang… bị cô lập do sạt lở đường và nước ngập các cầu qua sông, suối.

“Huyện đã triển khai phương án phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của huyện và các địa phương. Chúng tôi tăng cường trực ban, thông tin từ cơ sở, từ xã đến huyện. Đối với học sinh, sáng nay, UBND huyện cũng đã chủ động chỉ đạo ngành Giáo dục Đào tạo chỉ đạo các trường kiểm tra nơi nào không đảm bảo thì cho học sinh nghỉ học nhằm đảm bảo an toàn cho các cháu, còn việc dạy thì sau này sẽ bố trí thời gian phù hợp", ông Vinh cho biết. (Vinh Thông/VOV-Miền Trung)

Chủ động ứng phó với mưa lũ cho hàng nghìn người mắc kẹt ở vùng lòng hồ Krông Pách thượng

Khu vực lòng hồ Krông Pách thượng, xã Cư San, huyện M'Đrăk, tỉnh Đăk Lăk đang trở thành tiêu điểm của các hiểm nguy có thể xảy ra trong đợt mua lũ lớn đang đến gần. Hàng trăm hộ dân, hàng nghìn nhân khẩu vẫn đang mắc kẹt tại đây trong khi sông Krông Pách đã được chặn dòng.

Cho đến sáng nay (7/10), do ảnh hưởng của vùng áp thấp, khu vực lòng hồ Krông Pách thượng, tỉnh Đắk Lắk đã có mưa, nước trong lòng hồ bắt đầu dâng. Ông Thào Seo Pao, thôn 11, xã Cư San, huyện M’Đrắk cho biết, bà con trong vùng lòng hồ đang rất lo lắng, bởi trung tuần tháng 8 có đợt mưa chỉ khoảng 100mm đã gây ngập nặng vùng lòng hồ. Trong khi lượng mưa lần này được dự báo có thể cao gấp 10 lần, bà con chưa biết phải ứng phó ra sao?

“Đây là mối lo cho bà con, nếu mà lượng mưa lớn quá thì bà con không biết là đi đâu, di dời tài sản thì rất là lâu, khả năng bà con chỉ có cách bỏ của chạy lấy người. Bà con bây giờ cũng không biết phải làm gì, chỉ biết báo cáo lên chính quyền, xem chính quyền có giải pháp nào hỗ trợ cho bà con thôi”, ông Pao nói.

Ông Phạm Ngọc Thạch, quyền Chủ tịch UBND huyện M’Đrăk cho biết, trước tình hình mưa bão được dự báo diễn biến rất phức tạp, huyện đã tổ chức họp khẩn để chủ động ứng phó với mưa lũ đặc biệt là tại vùng lòng hồ Krông Pách thượng. Cùng với việc giao cho cấp xã chủ động phương án 4 tại chỗ, trong các tình huống bất thường, nguy hiểm, huyện sẽ tăng cường lực lượng quân đội, công an hỗ trợ các xã, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho người dân vùng lòng hồ:

“Chúng tôi chỉ đạo cấp ủy, chính quyền của xã Cư San phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án thủy lợi 8 khẩn trương rà soát các hộ dân nằm trong vùng di dời dự án hồ Krông Pách thượng để có phương án di dời phù hợp. Chúng tôi giao cho đồng chí trưởng phòng nông nghiệp- phó ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, rồi một đồng chí nữa thường vụ huyện ủy, Chỉ huy trưởng cơ quan huy quân sự huyện trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó ở vùng lòng hồ Krông Pách thượng này, làm sao đảm bảo an toàn về con người và tài sản của dân”, ông Phạm Ngọc Thạch cho biết.

Ông Nguyễn Đình Thìn, Phó giám đốc Ban quản lý dự án giao thông và nông nghiệp- phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, rút kinh nghiệm từ đợt mưa lũ trung tuần tháng 8 làm ngập lụt một số diện tích cây trồng của người dân vùng lòng hồ, đợt mưa lũ lần này được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao. Để ứng phó với mưa lũ, tỉnh đã cử một đoàn công tác xuống phối hợp với 3 huyện là Ea Kar, M’Đrăk và Krông Bông để kiểm tra và đưa ra các giải pháp chi tiết đến từng cao trình lòng hồ khi nước lũ dâng:

“Đối với vùng lòng hồ, chúng tôi rà soát tất cả các hộ dân ứng với các cao trình lũ như cao trình 476.11m, cao trình 482.61m rồi cao trình 487.63. Ứng với mỗi cao trình như thế chúng tôi có danh sách các hộ dân và nhân khẩu để cung cấp cho các địa phương, xây dựng kịch bản lũ với phương châm 4 tại chỗ.”. (Công Bắc/VOV-Tây Nguyên)

Quảng Trị tìm kiếm 2 người mất tích do lật thuyền trong mưa lớn

Chiều nay (7/10), huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị huy động lực lượng quân sự, công an, dân quân và người dân địa phương tổ chức tìm kiếm 2 người mất tích ở địa bàn thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa.

Khoảng 11 giờ trưa nay, trong lúc trời mưa lớn, ông Nguyễn Văn Nam, 35 tuổi và ông Lê Quang Hùng, 28 tuổi, cùng trú tại thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa chèo thuyền qua con suối gần hồ thủy điện Rào Quán. Do mưa lớn, thuyền bị lật khiến ông Nam và ông Hùng mất tích. Được biết, khu vực 2 người này gặp nạn là địa điểm thủy điện có thi công đập dâng phụ để ngăn bồi lắng.

Ông Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết: hiện vẫn đang mưa lớn, nước lũ từ thượng nguồn đổ về rất mạnh nên công tác tìm kiếm 2 người mất tích gặp nhiều khó khăn.

“Từ tối hôm qua đến sáng nay có mưa rất to, cho nên lượng nước đổ về các sông suối dâng cao. Hôm qua huyện đã có văn bản thông báo cho bà con nhân dân nắm bắt tình hình mưa lũ. Sáng nay có 1 điểm ở xã Ba Tầng có mưa to khiến nước tràn qua đường. Huyện chỉ đạo cho xã cử lực lượng dân quân chặn hai bên đường để ngăn không cho người dân qua đường”, ông Thuận nói. (Thanh Hiếu/VOV-Miền Trung).

Mưa lớn kéo dài, Thừa Thiên – Huế điều tiết nước tại 2 hồ thủy điện

Trưa 7/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản gửi Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Điền (ở thượng nguồn sông Bồ) yêu cầu điều tiết nước về hạ du.

Theo đó, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Điền vận hành điều tiết qua tràn xả lũ với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến, khoảng từ 100 đến 200m3/s và phát tối đa qua tuabin 200m3/s, đồng thời điều chỉnh vận hành tùy theo tình hình lưu lượng thực tế đến hồ.

Thời gian bắt đầu mở cửa xả là lúc 16 giờ chiều nay. Trước đó, lúc 11 giờ sáng nay thủy điện A Lưới đã được lệnh điều tiết nước về hạ du huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào) với lưu lượng tăng dần, từ 100 đến 1.000m3/s.

Mưa lớn cũng gây ngập cục bộ tại nhiều tuyến đường của thành phố Huế và các huyện vùng trũng thấp trũng như Quảng Điền, Phú Lộc... Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Dự báo trong 12 giờ tới, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa to đến rất to, cảnh báo mưa lũ diễn biến rất phức tạp và kéo dài.

“Hiện nay, đối với thủy điện A Lưới thì điều tiết lũ qua Lào. Dự kiến xã lưu lượng sẽ tăng dần từ 100 cho đến dưới 1000m3/s. Còn đối với các thủy điện khác thì cũng chuẩn bị các phương án để chuẩn bị sẵn sàng điều tiết theo lệnh của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN và theo quy trình vận hành liên hồ chứa. Trước mắt sẽ ưu tiên đối với các thủy điện phát qua các tua bin đưa nước về hạ du”, ông Hùng nói. (Lê Hiếu/VOV-Miền Trung)./.

最近更新