【bảng xếp hạng bo dao nha】Bà chủ Xuyên Việt Oil thừa nhận dùng Quỹ bình ổn đầu tư bất động sản và hối lộ
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh,àchủXuyênViệtOilthừanhậndùngQuỹbìnhổnđầutưbấtđộngsảnvàhốilộbảng xếp hạng bo dao nha Chủ tịch Xuyên Việt Oil thừa nhận sai phạm và khai đã dùng Quỹ bình ổn giá để đầu tư bất động sản và hối lộ cho các cựu quan chức.
Ngày 21/11, phiên xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) tiếp tục với phần xét hỏi.
Dùng Quỹ bình ổn để đầu tư và báo cáo gian dối
Tại phiên tòa, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, thừa nhận không mở tài khoản định danh theo quy định để nhận tiền Quỹ bình ổn giá mà dùng tài khoản thông thường. Việc này khiến ngân hàng không quản lý được và không phát hiện bị cáo đã rút tiền quỹ ra sử dụng cho mục đích cá nhân.
Bị cáo khai đã sử dụng 219 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn giá vào các dự án kinh doanh bất động sản, đồng thời vay tiền từ nhiều ngân hàng và huy động nguồn tài chính khác của công ty để đầu tư.
Khi được hỏi về việc tài khoản quỹ chỉ còn hơn 2 triệu đồng nhưng vẫn ký báo cáo số dư đủ, bà Hạnh giải thích từ năm 2022 công ty lâm vào tình trạng nợ thuế, bị cấm xuất nhập khẩu và gần như phá sản.
Liên quan khoản nợ 1.244 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường mà Xuyên Việt Oil được giao thu hộ, bị cáo cho biết đây là số tiền nợ thuế trong khoảng 3 tháng do công ty gặp khó khăn tài chính trong đại dịch COVID-19. Thời điểm đó, kinh doanh xăng dầu thua lỗ, công ty buộc phải dùng tiền từ quỹ bình ổn và tiền thuế để duy trì hoạt động.
Bà chủ Xuyên Việt Oil thừa nhận đã trực tiếp rút phần lớn số tiền từ tài khoản, trong khi phần còn lại do Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc, em họ bị cáo Hạnh) cùng một số cá nhân khác rút theo chỉ đạo. Phương khai không hiểu rõ bản chất việc làm cho đến khi bị cơ quan điều tra truy vấn.
Khắc phục hậu quả
Bị cáo Hạnh cam kết sử dụng toàn bộ tài sản hiện có để khắc phục hậu quả, bao gồm tài sản đứng tên công ty, cá nhân và một số tài sản nhờ người khác đứng tên. Bà Hạnh cho biết đã bàn giao 13 tài sản, trong đó có một biệt thự ở Mũi Né (Bình Thuận) khoảng 10 tỷ đồng. Công ty còn sở hữu 3 xe bồn chở dầu chưa thế chấp, dự kiến bán để bổ sung tài chính khắc phục.
Bị cáo khai đã đưa hối lộ 50.000 USD cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải để được hỗ trợ cấp lại giấy phép kinh doanh trong bối cảnh hồ sơ bị trả lại. Hành vi này nhằm đảm bảo việc nhập khẩu hàng hóa gấp trong lúc đại dịch khiến nguồn cung khan hiếm.
Theo cáo trạng, bà Mai Thị Hồng Hạnh là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil. Quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Công ty, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, bà Hạnh đã vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng quỹ Bình ổn giá và tiền bảo vệ môi trường, gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền là 1.463 tỷ đồng. Trong đó, thất thoát từ quỹ Bình ổn giá là 219 tỷ đồng, thất thoát từ thuế bảo vệ môi trường là 1.244 tỷ đồng.
Cụ thể, bà Hạnh không chỉ đạo nhân viên trích lập Quỹ Bình ổn giá theo quy định mà chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.
Sau đó, bà Hạnh dùng tiền này để mua, cho bạn bè vay mượn, chi tiêu cá nhân, đưa hối lộ cho một số cá nhân tại Bộ Công Thương, Bộ Tài chính…
Đối với việc thu hộ, quản lý và chuyển nộp tiền thuế bảo vệ môi trường, bà Hạnh cố ý sử dụng số tiền thu hộ vào các mục đích cá nhân mà không nộp tiền chuyển vào ngân sách Nhà nước.
Tổng cộng bà Hạnh đã đưa hối lộ 22 lần với số tiền hơn 31 tỷ đồng cho 8 cá nhân. Trong đó, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận 1,1 tỷ đồng để giúp cho Công ty Xuyên Việt Oil cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cho các thương nhân đầu mối và trực tiếp phụ trách sắp hết hạn.
Còn đối với cựu Bí thư tỉnh uỷ Bến Tre, ông Lê Đức Thọ bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 13 tỷ đồng, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi hơn 22 tỷ đồng.
Cụ thể, từ năm 2018, Mai Thị Hồng Hạnh quen biết ông Lê Đức Thọ do Công ty Xuyên Việt Oil có quan hệ tín dụng với ngân hàng nơi ông Thọ làm Chủ tịch. Bà Hạnh nhờ ông Thọ giúp cấp giới hạn tín dụng, kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng cho Xuyên Việt Oil.
Với hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, cáo trạng xác định năm 2021, ông Thọ được điều động, phân công giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Để nâng cao uy tín bản thân, ông Thọ đề nghị Mai Thị Hồng Hạnh thành lập chi nhánh hoặc công ty con của Xuyên Việt Oil tại Bến Tre để nộp thuế nhằm tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Đổi lại, Công ty này sẽ được tạo điều kiện về thực hiện các dự án bất động sản, cảng biển, du lịch tại địa phương.
Sau khi thành lập Công ty Cổ phần Việt Oil tại Bến Tre (Công ty Việt Oil), cựu Bí thư đã nhiều lần dùng vị trí chức vụ của mình để tác động, tạo điều kiện cho Công ty Việt Oil trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.