【thứ hạng của lorient】Nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế

时间:2025-01-25 22:17:27 来源:88Point

Với việc tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ,ềuđiểmsngtrongphttriểnkinhtếthứ hạng của lorient giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh nên tình hình KT-XH của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực.

Gắn với nhiều sự kiện lớn được tỉnh tổ chức thành công là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh trong tháng vừa qua đạt nhiều kết quả ấn tượng.

Ấn tượng kết quả nhiều chỉ tiêu

Trong tháng 7, một trong những sự kiện quan trọng được tỉnh tổ chức thành công là Hội nghị xúc tiến đầu tư với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Với sự thành công của hội nghị gắn với chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ hội nghị và giải Marathon quốc tế Vietcombank Mekong delta Hậu Giang năm 2022, cùng Hội chợ Công thương khu vực đồng bằng sông Cửu Long diễn ra song hành đã góp phần mang lại nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Điển hình, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ của tỉnh trong tháng vừa qua được 4.482 tỉ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 51,5% so với cùng kỳ; trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa được 3.309 tỉ đồng và doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành được 700,4 tỉ đồng.

Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương tỉnh, thông tin: Ngoài lĩnh vực thương mại - dịch vụ thì qua rà soát của đơn vị, trong tháng 7, toàn tỉnh có 71 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn 517 tỉ đồng. Việc số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng cho thấy môi trường kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện. Đặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng vừa qua thực hiện được 3.203 tỉ đồng, tăng 3% so với tháng trước và tăng 28,3% so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ.

UBND tỉnh đề nghị chủ đầu tư, địa phương khẩn trương thực hiện các dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.  

Cụ thể về nguyên nhân đạt được kết quả ấn tượng trên là do nhiều doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả hơn so với cùng kỳ; trong đó có không ít sản lượng sản phẩm tăng đột biến như: tôm đông lạnh sản xuất được 3.876 tấn, tăng 33,2% so với cùng kỳ; thức ăn gia súc sản xuất được 24.302 tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ; nước có vị hoa quả (cam, táo…) sản xuất được 18,1 triệu lít, tăng 92,6% so với cùng kỳ; giầy, dép bằng da sản xuất tăng 60,5% so với cùng kỳ… Ngoài ra, tăng một phần là do Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 mới đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định đã làm giá trị sản xuất trong tháng 7 tăng cao so với cùng kỳ.

Cũng theo chia sẻ của lãnh đạo Sở Công thương tỉnh, thực hiện kế hoạch về phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì mới đây, Sở Công thương tỉnh đã phối hợp với một số đơn vị liên quan của tỉnh và địa phương thực hiện mô hình thí điểm “Chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh”. Đây là mô hình nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại các chợ; qua đây tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, đồng thời hướng đến triển khai áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.

Đồng hành tăng trưởng với những lĩnh vực trên thì tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh trong tháng qua cũng thực hiện được 78,43 triệu USD, tăng 1,75% so với tháng trước; trong đó xuất khẩu thực hiện được 57,27 triệu USD và nhập khẩu thực hiện đạt 21,16 triệu USD. Bên cạnh đó, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh đạt 736 tỉ đồng, lũy kế đến nay được 8.352 tỉ đồng, đạt 95,5% dự toán Trung ương và đạt 72,9% dự toán HĐND tỉnh giao (trong đó thu nội địa được 380 tỉ đồng); tổng vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 18.714 tỉ đồng, tăng trưởng 0,59% so với tháng trước, đồng thời nợ xấu toàn địa bàn được kiểm soát ở mức an toàn theo mục tiêu đề ra; tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững ổn định, tai nạn giao thông được kéo giảm cả 2 tiêu chí về số vụ và số người chết...

Thông tin về tình hình tiêm ngừa vắc-xin phòng Covid-19, ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh, cho hay: Hiện ngành y tế tỉnh đã thực hiện tiêm ngừa phòng Covid-19 cho người dân đạt 96,3% số vắc-xin được Bộ Y tế cấp, đồng thời đã cập nhật dữ liệu tiêm trên cổng tiêm chủng quốc gia đạt 95,2%. Cụ thể về từng đối tượng là tỷ lệ tiêm ở nhóm trẻ từ đủ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản đạt 66,1%; hiện còn 24,2% trẻ đã tiêm mũi 1 chờ đủ thời gian tiêm mũi 2; tỷ lệ tiêm ở nhóm trẻ từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản đạt 102,5%; tỷ lệ tiêm mũi nhắc (mũi 3) đạt 66,3%; đối với nhóm người từ 18 tuổi trở lên thì tỷ lệ đã tiêm đủ liều cơ bản đạt 97%, số người đã tiêm mũi nhắc lần 1 (mũi 3) đạt 69,1%; tiêm mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) đạt 37,8%. Tới đây, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng ngừa Covid-19 cho người dân.

Còn những khó khăn

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì theo chia sẻ của một số sở, ngành và địa phương trong tỉnh thì tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trong tháng vừa qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là tình hình mưa dầm kèm theo giông lốc, triều cường dâng cao trong tháng qua đã làm ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ về sản xuất và đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. Theo thông tin từ ngành nông nghiệp tỉnh thì qua rà soát bước đầu của các địa phương, mưa dầm kèm giông lốc, triều cường dâng cao đã gây ngập úng, đổ ngã cho khoảng 6.000ha lúa Hè thu trong giai đoạn thu hoạch và lúa Thu đông ở giai đoạn mạ; trong đó có khoảng 1.000ha bị thiệt hại từ 30-70% trên cùng diện tích canh tác. Đối với cây ăn trái, có gần 28ha bị đổ ngã, gãy nhánh, tỷ lệ thiệt hại từ 15-20%; còn trên cây khóm cũng có 537ha bị thiệt hại, tỷ lệ trung bình 10-20%; trên rau màu ghi nhận có gần 139ha bị ảnh hưởng, trong đó có hơn 116ha bị thiệt hại với tỷ lệ trung bình 30-40%.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Đơn vị đang chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương trong tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên các loại cây trồng để có giải pháp hỗ trợ cho người dân được kịp thời. Còn tới đây, dự báo tình hình mưa, giông lốc còn diễn biến phức tạp nên ngành nông nghiệp đề nghị người dân cần chủ động thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Bên cạnh đó, dự báo về tình hình nước lũ năm nay sẽ ở mức cao, do đó Sở NN&PTNT tỉnh đề nghị ngành nông nghiệp các địa phương tăng cường khuyến cáo người dân thả nuôi cá ruộng ở những nơi không canh tác lúa Thu đông nhưng đảm bảo các điều kiện trong quá trình nuôi; đồng thời có giải pháp tăng diện tích trồng rau màu nhằm đảm bảo cuối năm đạt chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế cho khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp).

Bên cạnh gây thiệt hại trong sản xuất thì trong tháng qua, thiên tai còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Cụ thể, giông lốc làm sập 5 căn nhà dân, tốc mái 19 căn; ước tổng thiệt hại hơn 1,1 tỉ đồng. Lũy kế tình hình giông lốc từ đầu năm đến nay đã làm sập 12 căn nhà; tốc mái 48 căn (trong đó có 2 phòng học và một trụ Đài viễn thông VNPT); ước tổng thiệt hại hơn 1,6 tỉ đồng. Về sạt lở, xảy ra 9 điểm tại huyện Châu Thành, với chiều dài 264m, diện tích mất đất 1.827m2, ước thiệt hại hơn 1,5 tỉ đồng. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 17 điểm sạt lở (chỉ ở huyện Châu Thành), tổng chiều dài 461m, diện tích mất đất 2.834m2, ước tổng thiệt hại hơn 2 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, chia sẻ: Ngoài khó khăn về tình hình sạt lở bờ sông, nhà sập, tốc mái do thiên tai thì hiện địa phương còn gặp khó về nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) như nhiều địa phương khác của tỉnh. Cụ thể là địa phương rất cần nguồn vốn để đầu tư cho tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa và giao thông để xã Phú Hữu và Phú Tân đạt chuẩn NTM. Vì vậy, địa phương kiến nghị UBND tỉnh và các ngành liên quan sớm phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM cho địa phương khẩn trương triển khai và hoàn thành các công trình đúng theo kế hoạch đề ra.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đánh giá cao những nỗ lực của các ngành và địa phương trong tỉnh về thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, từ đó góp phần mang lại nhiều kết quả tích cực, nhất là có không ít nhiệm vụ đã đạt hơn 60% chỉ tiêu năm giao. Tới đây, các ngành và địa phương cần phát huy những mặt đạt được, sớm đề ra giải pháp tháo gỡ khó khăn đang đặt ra và dự báo trong thời gian tới. Trong đó, tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp hiệu quả gắn với chủ động phòng, chống thiên tai; đồng thời triển khai đảm bảo tiến độ các chương trình, đề án phát triển của ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó không ngừng quan tâm phòng, chống dịch bệnh trên người, đẩy mạnh công tác tiêm ngừa vắc-xin phòng Covid-19. Ngoài ra, các ngành liên quan cùng địa phương trong tỉnh cần triển khai và đảm bảo tiến độ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; cũng như kiểm soát chặt chẽ các kế hoạch điều chỉnh dự án đầu tư công. Song song đó, quan tâm thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, phấn đấu hết quý III này, công tác giải ngân đạt trên 80% nguồn vốn kế hoạch...

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

推荐内容