【ket qua v】Đột phá phát triển công nghiệp vật liệu tránh “nhập đủ thứ”

 人参与 | 时间:2025-01-10 23:44:13
Tranh thủ giá nguyên liệu giảm,Độtphápháttriểncôngnghiệpvậtliệutránhnhậpđủthứket qua v doanh nghiệp nhựa lãi lớn
Thủ đoạn tuồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp chế xuất vào thị trường nội địa
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Mấu chốt là công nghiệp hạ nguồn
Chính phủ đưa ra 7 giải pháp để phát triển vật liệu xây dựng
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất bị thiệt hại do hoả hoạn có được giảm thuế?
Đột phá phát triển công nghiệp vật liệu  tránh “nhập đủ thứ”
Dệt may là ngành hàng điển hình phụ thuộc NK nguyên liệu, với tỷ lệ NK gần 90% vải, 80% sợi.
Ảnh: Nguyễn Thanh

Nhập hơn 90% tư liệu sản xuất

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 11 tháng năm 2020, kim ngạch NK hàng hóa ước đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, về cơ cấu hàng hóa NK từ đầu năm đến hết tháng 11/2020, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 218,8 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,3% tổng kim ngạch NK; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 15,7 tỷ USD, tăng 0,5% và chiếm 6,7%.

Về thị trường NK hàng hóa trong 11 tháng năm 2020, Trung Quốc là thị trường NK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 73,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 42 tỷ USD, giảm 2,9%; thị trường ASEAN đạt 27,3 tỷ USD, giảm 6,9%; Nhật Bản đạt 18,6 tỷ USD, tăng 4,8%; thị trường EU đạt 13,2 tỷ USD, tăng 4,3%; Hoa Kỳ đạt 12,6 tỷ USD, giảm 3,6%.

Trong năm 2019 và nhiều năm trước đó, “bức tranh” NK hàng hóa của Việt Nam cũng không có nhiều đổi thay khi tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất luôn áp đảo. Cụ thể, năm 2019, Việt Nam NK 253,51 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018. Trong đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 231,2 tỷ̉ USD, tăng 6,7% so với năm trước và chiếm 91,2% tổng kim ngạch hàng hóa NK; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 22,3 tỷ USD, tăng 10,8% và chiếm 8,8%.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, về tổng thể, năng lực sản xuất công nghiệp vật liệu nước ta vẫn còn nhỏ, năng suất và chất lượng hạn chế. Tỷ lệ nội địa hóa sản xuất các loại vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế tạo còn thấp, như vật liệu gang chế tạo (đạt dưới 30%); vật liệu nhôm, vật liệu đồng (khoảng 5%); hóa chất cho ngành nhựa, cao su vẫn phải NK đến 70%; nguyên liệu cho ngành dệt may phải NK gần 90% vải, 80% sợi,...

Bộ Công Thương đánh giá, một trong những “điểm nghẽn” làm chậm tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu nước ta chưa đáp ứng cho các thị trường sản xuất trong nước và XK. Điều này dẫn tới phải NK với tỷ trọng vật liệu công nghiệp quá nhiều từ nước ngoài, khiến giá thành các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam tăng cao, thiếu tính cạnh tranh; sản xuất nội địa thiếu tính tự chủ, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi giá trị ở nước ngoài. Bộ này cũng chỉ rõ, sự đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu NK phục vụ sản xuất trong nước trong bối cảnh tác động của dịch bệnh thời gian qua khiến các ngành công nghiệp nội địa bị ảnh hưởng nặng nề là minh chứng rõ nét nhất cho hiện tượng này.

Theo ông Cao Đức Phát, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương: “Phát triển công nghiệp vật liệu là vấn đề lớn đối với mọi quốc gia, nhất là đối với một nước đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chúng ta không thể NK hầu hết nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Như vậy, giá thành các sản phẩm của nước ta sẽ cao hơn đối thủ cạnh tranh hoặc sẽ biến đất nước thành quốc gia gia công, làm thuê”.

Đẩy mạnh công nghiệp vật liệu

Nhận định để xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh hiệu quả, tự chủ, phải tự chủ tối đa nguyên vật liệu nhưng phải là nguyên vật liệu bằng hoặc tốt hơn về chất lượng, rẻ hơn so với NK, ông Cao Đức Phát cho rằng muốn đạt được điều đó, KHCN phải đi trước, mở đường, tuy nhiên cần có tổ chức và cách làm phù hợp.

“Nước ta có tài nguyên phong phú, nhưng tài nguyên phải được khai thác đúng đắn. KHCN trước hết cần tập trung nghiên cứu phát triển các loại vật liệu trên cơ sở phát huy các nguồn tài nguyên sẵn có. Nước ta có trữ lượng bauxite, volfram, titanium… rất lớn, nhưng phải tìm ra công nghệ khai thác và chế biến hiệu quả hơn thì mới có thể phát huy, làm giàu cho quốc gia. Nước ta không có lợi thế để trồng bông, nhưng ngành dệt may dù phải NK nguyên vật liệu vẫn đang có lợi thế cạnh tranh khi giá nhân công còn rẻ. Về lâu dài, lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ mất dần. Ngành cần phải tìm ra các loại nguyên liệu thay thế cạnh tranh từ nguồn thực vật phong phú của xứ sở nhiệt đới…”, ông Cao Đức Phát đưa ra dẫn chứng cụ thể.

Xung quanh câu chuyện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lĩnh vực vật liệu, TS Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Điển hình như, đa số các kết quả nghiên cứu mới dùng ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của DN sản xuất quy mô lớn, đặc biệt là các DN đa quốc gia có vai trò dẫn dắt thị trường. Ngoài ra, một số DN sản xuất vật liệu chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ; không ít sản phẩm nghiên cứu vẫn gặp rất nhiều khó khăn về ứng dụng và phát triển sản phẩm…

“Đảng, Nhà nước cần khẩn trương ban hành Chiến lược quốc gia phát triển công nghiệp vật liệu giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây sẽ là kim chỉ nam, là cơ sở hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp vật liệu. Đồng thời, cần tiếp tục dành sự ưu tiên trong phát triển KHCN nói chung, KHCN trong lĩnh vực vật liệu nói riêng, coi đây là khâu then chốt để phát triển công nghiệp vật liệu; hỗ trợ hình thành DN tiên phong trong sản xuất vật liệu…”, ông Nguyễn Đình Hậu đề xuất.

Đồng tình với việc Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho KHCN, trong đó có KHCN về công nghiệp vật liệu, song một số chuyên gia cho rằng, cần bàn sâu về cơ chế và chính sách để nguồn lực của nhà nước được sử dụng có hiệu quả hơn; có cơ chế để phát triển và phát huy cao năng lực của đội ngũ những người làm khoa học ở các viện nghiên cứu, đồng thời tạo điều kiện để cả xã hội, trước hết là cộng đồng các DN tham gia. Có như vậy mới tạo nên sức mạnh quốc gia bền vững.

顶: 38踩: 461