游客发表

【ket qua vdqg ha lan】Di sản đất phương Nam trong nhịp sống hiện đại !

发帖时间:2025-01-10 15:33:55

Những ngày qua,ảnđấtphươngNamtrongnhịpsốnghiệnđạket qua vdqg ha lan Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022, với chủ đề “Đờn ca tài tử Nam bộ - Bảo tồn và phát triển”, diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động, di sản truyền thống được trân trọng và phát huy giữa nhịp sống hiện đại.

Tiết mục vừa truyền thống, vừa hiện đại của đơn vị Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động mang tầm quốc gia

Hội thi nghệ thuật đờn ca tài tử trong khuôn khổ Liên hoan, với chủ đề “Đờn ca tài tử - Di sản đất phương Nam”, diễn ra từ ngày 6 đến 11-4, tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ với sự tham gia của hơn 400 nghệ nhân đờn, ca đến từ 21 tỉnh, thành phía Nam. Đây là những tỉnh, thành có đờn ca tài tử, loại hình văn hóa đặc sắc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại hiện của nhân loại, phát triển mạnh.

Trong không gian mang nét riêng khó hòa lẫn này, các bài bản tài tử đã được các nghệ nhân đờn, ca thể hiện gần như đầy đủ qua những phần thi ấn tượng, có đầu tư, thiết kế từng chương trình, tiết mục vừa thể hiện tính độc đáo của đờn ca tài tử, vừa mang đậm dấu ấn của truyền thống pha lẫn hiện đại.

Đờn ca tài tử là nét văn hóa đặc trưng, là tình người, hồn cốt của vùng sông nước Nam bộ. Với các nghệ nhân đờn ca, những người đang trực tiếp giữ gìn và phát huy còn mang ý nghĩa sâu xa hơn. Từ đó, khi có sân chơi mang tầm quốc gia, ai cũng nôn nao mong muốn được thể hiện ngón đờn, lời ca để giới thiệu hết cái hay, cái đẹp của loại hình này qua những bài bản tài tử. Từ đó việc thắng, thua với các nghệ nhân không còn quan trọng, chỉ còn là sự quyết tâm thể hiện sao cho đúng nhất, hay nhất.

 Một số đơn vị được đánh giá cao lần này là thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu… NSƯT, thạc sĩ Huỳnh Khải, nguyên Trưởng Khoa Âm nhạc dân tộc, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi, không giấu niềm vui: “Ngồi ở vị trí này, được nghe các nghệ nhân đờn, ca tôi như hòa vào dòng cảm xúc. So với 2 lần tổ chức trước, lần này phần lớn là các nghệ nhân trẻ trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Đây là lớp kế thừa rất ổn, bởi họ đã thể hiện được đúng chất tài tử, sẽ là thế hệ chính để làm nhiệm vụ giữ lửa, thắp truyền. Các đơn vị lần này có sự đầu tư rất hoàn hảo, ứng dụng công nghệ hiện đại để tái hiện không gian tài tử trong nhịp sống hiện đại. Các bài hát rất đa dạng, nhiều sáng tác mới, không chỉ là những bài tri ân tổ nghiệp, ngợi ca loại hình văn hóa đặc sắc, mà còn giới thiệu thành tựu, dấu ấn của địa phương, mang đến một bức tranh đầy màu sắc”.

Nơi giao lưu, thắp lửa…

Nếu như Hội thi nghệ thuật đờn ca tài tử là nơi để các nghệ nhân tranh tài, thì Không gian đờn ca tài tử là nơi để các nghệ nhân giao lưu với khán giả.

Lâu lắm rồi, những người yêu tài tử mới thấy được không khí giao lưu đông vui như thế này. Đây cũng là hoạt động lớn, thu hút nhiều nghệ nhân, người dân cùng tham gia, sau một thời gian dài mọi hoạt động nghệ thuật phải tạm dừng vì dịch bệnh. Nghệ nhân Trung Kiên, đoàn Long An, hồ hởi: “Tôi vừa tham gia hội thi, vừa cùng anh em nghệ nhân trình diễn ở Không gian đờn ca tài tử. Không khí thiệt là vui, người dân đến nghe cũng nhiều, hỏi để hiểu thêm về đờn ca tài tử, làm cho tôi thấy thật hạnh phúc. Còn nghệ nhân ưu tú Kim Khéo, đơn vị Hậu Giang, chia sẻ: “Đây không phải là lần đầu dự thi và trình diễn ở Không gian đờn ca tài tử, nhưng cảm xúc vẫn luôn mới mẻ. Mỗi một lần thi là tình yêu với tài tử trong tôi càng sâu đậm và mỗi lần được trình diễn trước công chúng, là tôi thấy trách nhiệm của mình càng nặng nề hơn, để làm sao cho mọi người hiểu và cùng góp phần thắp truyền và phát huy”.

Không gian đờn ca tài tử lần này được bố trí rộng, ngay đường vào các gian hàng ẩm thực. Mỗi gian được thiết kế theo mô hình nhà Nam bộ cách điệu và các đơn vị đều bài trí sao cho thể hiện được nét đặc sắc của địa phương mình. Tất cả đã mang đến một không gian “đặc sệt”, đúng chất tài tử Nam bộ và các nghệ nhân biểu diễn ở không gian này phải là những người đờn hay, hát giỏi các bài bản tổ, am hiểu để có thể giải thích, hướng dẫn khi người dân tham quan có yêu cầu tìm hiểu và học hát vài câu tài tử đơn giản.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, đây là cách để nghệ thuật đờn ca tài tử lan tỏa sâu rộng. Phát huy từ những lần tổ chức trước, lần này, các không gian được thiết kế gọn gàng, ấn tượng, đảm bảo yêu cầu, mục đích đề ra. Các đơn vị đã góp phần tạo nên sự đặc sắc riêng bằng việc bài trí, trình diễn và giao lưu với khán giả trong suốt thời gian diễn ra, ghi dấu ấn. Qua đó, đã tạo điều kiện cho người dân hiểu sâu hơn, để cùng góp sức bảo tồn và phát huy, góp phần cùng làm cho sức sống của đờn ca tài tử ngày càng sâu rộng.

Hai hoạt động trên tiếp tục góp phần bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử Nam bộ, đã hoàn thành đúng như quyết tâm của ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong lễ khai mạc Liên hoan, đó là kết nối, tạo sân chơi cho nghệ nhân, tiếp lửa để nghệ thuật đờn ca tài tử phát huy giá trị, lan tỏa sâu rộng của Di sản đất phương Nam!

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

    热门排行

    友情链接