【tỷ lệ kèo ngoại hạng anh hôm nay】Trồng lúa theo biến đổi khí hậu

Báo Cà MauNăm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau đầu tư tại xã An Xuyên mô hình “3 giảm, 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa. Đây là mô hình đem nhiều lợi ích, vừa đầu tư chi phí thấp mà đem lại năng suất cao, đồng thời ổn định môi trường sản xuất lâu dài cho bà con nông dân…

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau đầu tư tại xã An Xuyên mô hình “3 giảm, 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa. Đây là mô hình đem nhiều lợi ích, vừa đầu tư chi phí thấp mà đem lại năng suất cao, đồng thời ổn định môi trường sản xuất lâu dài cho bà con nông dân…

Kỹ thuật trồng lúa SRI kết hợp áp dụng 3 giảm, 3 tăng là phương pháp canh tác dựa trên các cơ sở khoa học xuất phát từ thực tế sản xuất lúa hiện nay. Bởi một số biện pháp canh tác truyền thống của bà con nông dân đã cản trở và làm giảm sức sống tiềm năng của cây lúa, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường. Xuất phát từ tình hình thực tế, mô hình canh tác theo SRI được triển khai tại 2 ấp, Tân Thuộc và Tân Hiệp, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Mô hình “3 giảm, 3 tăng” được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư tại ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Dự án được thực hiện trên diện tích 60 ha, có 120 hộ nông dân tham gia. Trong vụ hè thu đầu tiên, bà con sử dụng giống OM6162, thời gian xuống giống và quá trình chăm sóc đều được cán bộ khuyến nông - khuyến ngư tỉnh hướng dẫn. Ðến nay, vụ lúa hè thu đã bắt đầu thu hoạch, ước đạt năng suất khoảng 6 tấn/ha, tăng hơn 0,5 tấn so với sản xuất ngoài mô hình. Ông Nguyễn Văn Lâm, nông dân ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên, TP Cà Mau, cho biết: “So với trồng lúa theo truyền thống trước đây, áp dụng theo 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật SRI có triển vọng hơn. Vụ mùa này năng suất khoảng 40 giạ/công, cao hơn cách trồng lúa truyền thống trước đây nhiều”.

Mô hình 3 giảm, 3 tăng với kỹ thuật trồng lúa SRI tại ấp Tân Thuộc và ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên bước đầu đã đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cách trồng lúa truyền thống. Chi phí đầu tư ít, nhưng đem lại năng suất cao, yếu tố môi trường được đảm bảo, giúp nông dân sản xuất ổn định lâu dài. Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân ấp Tân Hiệp, cho biết: “Tôi vừa cắt xong 8 công đất lúa hè thu, năng suất từ 38 đến 40 giạ/công. Áp dụng 3 giảm, 3 tăng lúa ít sâu bệnh, phân bón cũng ít. Môi trường trồng lúa không bị ô nhiễm thuốc trừ sâu. Trước đây trồng lúa đầu tư nhiều hơn, nay trồng lúa kỹ thuật SRI chi phí thấp, lợi nhuận lại cao hơn trước nhiều”.

Mô hình điểm, 3 giảm, 3 tăng với kỹ thuật trồng lúa SRI, tại ấp Tân Thuộc và ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên được bà con nông dân tín nhiệm, các cơ quan chuyên môn cũng đánh giá cao mô hình. Ðây là mô hình cần được triển khai nhân rộng. Ông Thái Văn Tính, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP Cà Mau, cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn TP Cà Mau còn một số xã quy hoạch trồng lúa, như xã Lý Văn Lâm, An Xuyên đã triển khai cánh đồng lớn, bước đầu đem lại hiệu quả hơn. Mô hình 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật SRI này là hình thức sản xuất mới cho bà con nông dân. Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các địa phương còn lại áp dụng mô hình này”.

Hiện nay, bà con nông dân nhiều nơi còn canh tác lúa theo cách truyền thống, vừa đầu tư nhiều chi phí, hiệu quả lại không cao, sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu còn ảnh hưởng đến yếu tố môi trường. Mô hình áp dụng 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI tại ấp Tân Thuộc và ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên đã khắc phục những hạn chế của cách trồng truyền thống. Mô hình này, bà con nông dân cần phát huy và nhân rộng./.

Bài và ảnh: Phạm Phục

Thể thao
上一篇:Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
下一篇:Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách