Tuy nhiên,ổphầnhóađổimớidoanhnghiệpnhànướckỳvọngsẽcóbướcđộtphábang xep serie a dù đã qua 18 năm triển khai, chặng đường còn lại không hề dễ dàng. Vì vậy, cần có sự quyết tâm Chính phủ, của “siêu ủy ban” cũng như sự đồng lòng của cả hệ thống. TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển nhận định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN bên lề diễn đàn “Thúc đẩy đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN”, diễn ra sáng 6/11. * PV: Thưa ông, nhìn lại quá trình cổ phần hóa, đổi mới DNNN thời gian qua, ông có đánh giá như thế nào? | TS. Lưu Bích Hồ |
- TS. Lưu Bích Hồ:Chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa DNNN được gần 18 năm, kể từ khi có Nghị quyết Hội nghị TW 3 khóa IX năm 2001 đến nay. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả, nhưng cho đến nay, so với mục tiêu đặt ra chúng ta còn khoảng cách rất dài. Chúng ta mới thoái vốn được gần 10%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu kế hoạch. Nếu thực hiện được như dự định là thoái còn khoảng 50% thì khối lượng vốn cần thoái còn rất lớn. Hơn nữa, một phần lớn khối lượng vốn này lại nằm tại các DN không dễ thoái vì chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn không cao, thậm chí thấp kém so với nhu cầu thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điều đáng nói hơn là tuy đã có chủ trương, kế hoạch, chính sách rất rõ ràng, nhưng việc thực hiện còn ì ạch bởi nhiều vướng mắc, trong đó phổ biến nhất là việc xác định giá trị đất đai, tài sản, vốn, giá trị hữu hình và cả giá trị vô hình của DN, cùng với việc vượt qua sự níu kéo của các DN và các cơ quan chủ quản từ trước đến nay.
Người ta đã nói nhiều đến lợi ích nhóm, “sân sau sân trước” là một lực cản lớn, không chỉ làm chậm mà còn phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực, tham nhũng. Đây có lẽ là khâu quyết định nhất ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa, đổi mới DNNN thời gian qua.
* PV: Quá trình cải cách đã chậm so với mục tiêu. Hiệu quả của DNNN so với nguồn lực chưa đạt như kỳ vọng. Vậy theo ông, nên xác định hướng đi của DNNN trong thời gian tới như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đề ra?
- TS. Lưu Bích Hồ: Trước hết, để nói về định hướng, cần tạo sự thống nhất thêm về nhận thức và quan điểm với DNNN. DNNN là một sản phẩm – chủ thể của kinh tế thị trường, không riêng của loại hình kinh tế thị trường nào trên thế giới. Nó có vai trò quan trọng như thế nào tùy theo thể chế kinh tế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Lịch sử cũng cho thấy, vai trò của DNNN giảm dần theo sự phát triển của kinh tế thị trường ngày càng hiện đại. Theo đó, vai trò này được nhường lại cho khu vực kinh tế tư nhân mà DNNN chủ yếu chỉ tồn tại ở các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ công ích, kể cả công nghiệp quốc phòng, mà Nhà nước cần nắm giữ, hoặc khu vực tư nhân không muốn hoặc không có khả năng đảm nhận. Do đó, tỷ trọng của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế theo đó cũng giảm bớt đến mức cần và đủ.
Ở một khía cạnh khác, nói chung, DNNN thường hoạt động không có hiệu quả kinh tế cao như DN tư nhân, nhưng bù lại sẽ dễ có hiệu quả xã hội tốt hơn do Nhà nước chi phối để thực hiện chính sách xã hội của mình, như đối với DNNN công ích.
Từ luận giải trên, việc chúng ta đang đi theo hướng đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN là phù hợp với quy luật phát triển của kinh tế thị trường và điều kiện thực tế của nước ta sau nhiều năm đổi mới. Tất nhiên, sau gần 20 năm chúng ta chưa làm được như yêu cầu, thì khoảng thời gian trước mắt cũng không hề đơn giản. Vì vậy cần có quyết tâm cao nhất của DN, của “siêu ủy ban”, quyết tâm của Chính phủ và sự đồng hành của các cơ quan liên quan, để thật sự tạo được bước đột phá khi chúng ta bước vào giai đoạn 2 của cuộc đổi mới.
* PV: Năm 2018 ghi nhận một bước ngoặt trong việc đổi mới quản lý DNNN là việc ra mắt Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, sau nhiều năm thảo luận. Ông đánh giá thế nào về mô hình mới này?
- TS. Lưu Bích Hồ: Đây đúng là một sự kiện bước ngoặt, một giải pháp đột phá. Tính ưu việt nổi trội của tổ chức này là tập trung thống nhất đầu mối quản lý, loại bỏ tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” do tách bạch chức năng quản lý nhà nước và quản trị DN và do đó cũng tạo điều kiện để loại bỏ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, “sân sau sân trước”.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến e ngại tập trung như vậy sẽ tạo cơ hội cho sự chuyên quyền, quan liêu và cũng có thể lợi ích nhóm. Tất nhiên, chúng ta vẫn phải giám sát chặt chẽ hoạt động của ủy ban, bằng các cơ chế giám sát khác nhau để ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.
Với trọng trách và kỳ vọng lớn như vậy, ủy ban phải có nhân sự thật sự chất lượng, chuyên nghiệp. Bộ máy và phương thức làm việc phải hiện đại, khoa học theo hướng ứng dụng công nghiệp 4.0. Quan trọng nhất là hoạt động của ủy ban phải đảm bảo “công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình”. Khi bộ máy hoạt động có vấn đề cần xử lý điều chỉnh kịp thời, từng bước rút kinh nghiệm để hoàn thiện. Nếu cần thiết cũng phải thay đổi cả nhân sự với tinh thần là không làm được thì đứng sang một bên để người khác làm, tất cả phải vì cái chung, vì hiệu quả.
Trong vài năm trước mắt, ủy ban cần thực hiện đúng như chương trình kế hoạch cổ phần hóa đã được Chính phủ ấn định đến năm 2020. Do đó phải thực hiện rất nhanh việc chuyển giao chức năng quản lý vốn từ các bộ về ủy ban theo đúng quy định và tránh mọi trục trặc mang tính tiêu cực về quyền lợi.
Đối với các DN sản xuất kinh doanh đã cổ phần hoá, cần khẩn trương thực hiện yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán, xem đây là biện pháp quan trọng nhất để thúc đẩy việc đổi mới, hiện đại hóa quản trị, nâng cao hiệu hoạt động của DN.
* PV: Xin cám ơn ông Hoàng Yến (thực hiện) |