88Point88Point

【bxh league two】Chủ hàng hoa khô 8X và bí quyết thu 200 triệu đồng/tháng

Chị Nga tư vấn cho khách hàng chọn sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Tâm

Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội,ủhànghoakhôXvàbíquyếtthutriệuđồngthábxh league two Hoàng Thu Nga rẽ ngang làm kinh doanh và bước đầu thành công với thương hiệu hoa khô của riêng mình.

Quá trình khởi nghiệp của cô chủ 8x Hoàng Thu Nga không liên quan quá nhiều đến chuyên ngành hội họa. "Ban đầu, cửa hàng hoa được mở theo ý thích, với hoài bão khởi nghiệp của một sinh viên mới ra trường. Nhưng hiện tại, tôi đã cảm nhận được niềm đam mê trong công việc này và chắn chắn sẽ gắn bó với nó lâu dài hơn", Nga mở đầu câu chuyện về nghiệp kinh doanh của mình.

Cửa hàng Jolie của chị không phải ngay từ đầu đã gắn với hoa khô, mà là hoa tươi. Nga bắt đầu thực hiện ý tưởng kinh doanh hoa tươi cùng với Linh, cậu em khá hợp "gu" với mình vào năm 2008, thời điểm kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Với số vốn 40 triệu đồng ban đầu do hai chị em đóng góp và vay mượn người thân, Nga phải cân nhắc từng khoản chi tiêu một.

Tìm một địa điểm kinh doanh có chi phí phù hợp vào thời điểm đó là vấn đề nan giải đầu tiên đối với chị. Những cửa hàng cho thuê có vị trí đẹp thì chi phí phải trả hàng tháng rất lớn, còn nếu mức giá hợp lý thì vị trí, diện tích lại không phù hợp. May mắn giúp chị tìm được một cửa hàng trên phố Phạm Đình Hổ (Hà Nội) và chị đã gắn bó với nơi này trong suốt 4 năm qua.

Giai đoạn này, Jolie gặp rất nhiều khó khăn vì hoa tươi là mặt hàng sẵn sàng bị người tiêu dùng cắt giảm để tiết kiệm chi tiêu. Còn những người "chịu chơi" đều đã có những địa chỉ đặt hoa thường xuyên và uy tín khác cho riêng mình.

"Kinh doanh hoa thường không ổn định. Chúng tôi phải bắt đầu với ba loại hình phổ biến là hoa tươi, hoa đám cưới và hoa tổ chức sự kiện". Theo chị, tùy từng thời điểm, doanh số với mỗi loại hoa sẽ khác nhau và từ đó mới có thể đảm bảo được nguồn thu ổn định cho cửa hàng.

Giai đoạn đầu, chị tập trung liên kết cung cấp hoa chụp ảnh cho một số ảnh viện áo cưới tại Hà Nội. Sau đó là ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chị bắt đầu bán những bó hoa đầu tiên cho khách "lạ". Bằng mức giá hợp lý, sự nhiệt tình của nhân viên, cửa hàng bắt đầu có được những khách hàng quen cho riêng mình.

"Khó khăn lớn nhất khi điều hành cửa hàng lúc đó là tôi chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh", chị kể.

Tiền thu ban đầu của cửa hàng được quay vòng liên tục để mua hoa, giấy gói các loại cho ngày hôm sau. Cứ như vậy, quá trình kinh doanh của chị dần ổn định và khoảng một năm sau bắt đầu có lãi, tích lũy lại để đầu tư lâu dài.

Năm 2009, chị gặp bác Nguyễn Bá Mưu, người được coi là "ông tổ" của ngành hoa khô Việt Nam và cơ duyên đã đưa hai người trở thành thầy trò. Nhận thấy đây là một ý tưởng độc đáo chưa nơi nào thực hiện, chị Nga quyết định đưa thêm loại sản phẩm này vào cửa hàng của mình. Chị dành nhiều thời gian nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm làm hoa khô từ người thầy.

Chị mỉm cười khi chia sẻ về người thầy của mình: "Bác Mưu là người rất tâm huyết với nghề làm hoa khô. Bác truyền dạy kinh nghiệm cho tôi một cách tận tình. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực còn mới và đòi hỏi đam mê nên không phải ai cũng có thể theo bác đến cùng".

Cùng với việc mở rộng loại hình sản phẩm kinh doanh, chị đầu tư thêm một xưởng sản xuất riêng, rộng 100 m2 để thực hiện các công đoạn từ việc xử lý nguyên liệu đến tạo hình lẵng hoa ở Lĩnh Nam, Hà Nội. Nơi đây bao gồm kho chứa nguyên liệu, sản phẩm và chỗ ở cho nhân viên.

Quy trình sản xuất hoa khô cũng khá cầu kỳ. Theo chị, để cánh hoa có thể tồn tại lâu, cần phải loại bỏ các chất hữu cơ dễ phân hủy. Hoa sẽ được ngâm qua một dung dịch hóa chất, loại hóa chất này sẽ bay hơi hết trước khi tạo ra sản phẩm. Nếu xử lý không kỹ, hoa có thể bị mốc và không đảm bảo chất lượng. Sau đó, hoa được nhuộm màu trở lại và bắt đầu được trình bày theo từng ý tưởng. Tùy theo mức độ cầu kỳ của sản phẩm mà thời gian hoàn thành có thể kéo dài từ một tuần đến vài tháng.

 

Jolie có nhiều mẫu sản phẩm độc đáo với mức giá tương ứng. Một cốc hoa nhỏ xinh có thể tăng vẻ đẹp cho bàn làm việc, góc học tập hoặc làm quà tặng có mức giá từ 150.000 đồng đến 450.000 đồng. Cửa hàng cũng có những sản phẩm lẵng hoa, giỏ hoa phù hợp với yêu cầu cao hơn của khách hàng với mức giá từ 600.000 đồng đến 1,3 triệu đồng.

Theo chị Nga, đối với các sản phẩm từ hoa, khi giá và vẻ đẹp không chênh lệch nhau nhiều thì người mua sẽ quan tâm đến thời gian bảo quản. Đây chính là một lợi thế rất lớn của hoa khô. "Một lẵng hoa thường để được lâu nhất cũng chỉ một tuần nhưng với hoa khô, thời gian giữ được độ đẹp nhất là 2 năm còn thời gian bảo quản có thể lên tới 5 đến 7 năm", chị Nga cho biết.

Khi bắt đầu chuyển sang hoa khô, cửa hàng cũng phát triển thêm số lượng nhân viên. "Chúng tôi ưu tiên tuyển các bạn khéo tay, nhiệt tình và có thể gắn bó lâu dài với cửa hàng trong thời điểm đó. Quá trình học việc, nâng cao tay nghề và nắm vững các quá trình phải mất một năm, còn nếu chỉ tạo hình sản phẩm thì chỉ mất hai tháng", chị cho biết. Hiện tại, Jolie có gần 15 nhân viên trong đó 10 người hoạt động tại xưởng sản xuất.

Với ý tưởng kinh doanh mới mẻ và ít đối tượng cạnh tranh, doanh thu của cửa hàng khá ổn định. Chị Nga cho biết: "Cửa hàng có thể đạt doanh thu 200 triệu trong một tháng cao điểm, thấp nhất là 100 triệu". Khách mua có thể đặt hàng online qua mạng, qua điện thoại hoặc đến trực tiếp cửa hàng để lựa chọn và được nhân viên tư vấn tốt nhất.

Công việc kinh doanh hiện tại tiến triển ổn định, chị Nga dự định sửa chữa cửa hàng chính thành một showroom và mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra các quận khác trong địa bàn Hà Nội.

"Cửa hàng sẽ thu hẹp phần hoa tươi lại và tập trung vào phát triển các sản phẩm từ hoa khô. Sau đó, sẽ mở rộng lại các hoạt động liên quan đến hoa tươi bằng việc mở một hệ thống cửa hàng cung cấp các sản phẩm hoa chuyên nghiệp", chị Nga cho biết.

Theo VnExpress

赞(7387)
未经允许不得转载:>88Point » 【bxh league two】Chủ hàng hoa khô 8X và bí quyết thu 200 triệu đồng/tháng