当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【soi kèo tài xỉu】Chỉ trong 2 tháng, hơn 33.600 doanh nghiệp phải đóng cửa

Chỉ trong 2 tháng,ỉtrongthánghơndoanhnghiệpphảiđóngcửsoi kèo tài xỉu hơn 33.600 doanh nghiệp phải đóng cửa

Thời báo kinh tế Sài Gòn

Trong tháng 2 đầu năm nay, nền kinh tế Việt Nam có thêm đến khoảng 7.700 doanh nghiệp đóng cửa, nâng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 2 tháng đầu năm lên đến 33.611 doanh nghiệp, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), con số doanh nghiệp gặp khó khăn phải rời thị trường nói trên cao hơn đến hơn 15.480 số doanh nghiệp thành lập mới trong cùng thời gian 2 tháng đầu năm nay.

Cụ thể, theo Bộ này trong 2 tháng qua cả nước có 21.636 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 8.380 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, và 3.595 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể đã tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2020.

So với cùng kỳ năm 2020, theo MPI, có 16/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng. Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 là sản xuất phân phối, điện, nước, gas; Vận tải kho bãi và Khai khoáng với tỷ lệ tăng lần lượt là 220%; 53,2% và 50%.

Công nhân công ty Delancey Street Furniture VN trong ngày đầu đi làm sau Tết 2021 thì bất ngờ được tin công ty đã giải thể. Ảnh minh họa: TNO

Đáng chú ý, trong cùng thời gian trên, cả nước còn có 5.564 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Đây là những doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được. Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động, đã chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước hoặc đã ngừng hoạt động nhưng không đăng ký.

Tình trạng doanh nghiệp hoạt động khó khăn phải tạm rời thị trường hoặc đóng cửa dài hạn,... sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, xã hội và nhất là người lao động mất việc làm.

Đơn cử như vào tuần trước, trong ngày đi làm việc trở lại sau kỳ nghỉ tết Tân Sửu, nhiều công nhân của Công ty TNHH Delancey Street Furniture VN (khu công nghiệp Rạch Bắp ở Bình Dương) bất ngờ khi hay tin công ty đã giải thể trong thời gian nghỉ Tết. Dù chỉ một doanh nghiệp này đóng cửa nhưng số người lao động bị ảnh hưởng đã lên đến con số hàng trăm.

Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong cùng thời gian trên là 11.033 doanh nghiệp, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Số doanh nghiệp quay lại hoạt động giảm ở 12/17 lĩnh vực, trong đó, chủ yếu là các ngành nghề chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19: nghệ thuật, vui chơi và giải trí; giáo dục và đào tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; vận tải kho bãi; bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; dịch vụ việc làm; du lịch; xây dựng,...

Có thể thấy, sau ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp vẫn chọn giải pháp tiếp tục chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng, xem xét diễn biến của thị trường, tìm kiếm những ý tưởng, hướng đi mới hoặc chờ đợi các chính sách hỗ trợ sắp tới từ Nhà nước, rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp, chưa “đóng cửa” doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.

Trong giai đoạn này, một số lĩnh vực diễn ra sự thanh lọc mạnh mẽ, thể hiện ở số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong ngắn hạn.

 

Có 18.129 doanh nghiệp thành lập trong hai tháng đầu năm 2021

Cũng theo MPI, số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong tháng hai tháng đầu năm nay đạt 8.038 doanh nghiệp và số vốn đăng ký là 179.737 tỷ đồng, giảm 12,3% và tăng 85,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020. 

Số doanh nghiệp mới thành lập là 18.129 doanh nghiệp, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp mới thành lập là 172.844 lao động, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 11.033 doanh nghiệp, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong hai tháng vừa qua là 720.407 tỷ đồng (tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2020), bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập là 334.821 tỷ đồng (tăng 52,2% so với cùng kỳ năm 2020) và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động là 385.586 tỷ đồng (giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2020) với 6.522 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn.

Ngoài ra, vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp đạt 18,5 tỷ đồng, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Link bài gốc